0Bình luận

04 giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của nhà nước.

Việc tạo ra các văn bản quy phạm pháp luật phản ánh được những nhu cầu phát triển khách quan của xã hội là vấn đề có ý nghiã quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của quản lý nhà nước.

Đó là hoạt động soạn thảo và ban hành các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhà chức trách), các tổ chức xã hội được trao quyền.

Xây dựng pháp luật được coi là một quá trình vì nó bao gồm hàng loạt các động tác, thủ tục cần thiết diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định để tạo ra các văn bản quy phạm pháp luật mới.

Quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đề xuất yêu cầu ban hành một văn bản pháp luật mới hoặc sửa đổi một văn bản pháp luật hiện hành và thông qua quyết định về soạn thảo dự án liên quan đến yêu cầu đã đề xuất. Trong quyết định soạn thảo dự án pháp luật, luật xác định rõ cơ quan có trách nhiệm soạn thảo văn bản đó.

Giai đoạn 2: Soạn thảo dự án văn bản pháp luật.

Việc soạn thảo dự án luật bao gồm soạn thảo văn bản, thảo luận sơ bộ và lấy ý kiến các cơ quan và cá nhân cần thiết về văn bản đó. Sau đó trình dự án đã soạn thảo và những luận chứng cần thiết cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Giai đoạn 3: Thảo luận và thông qua dự án văn bản pháp luật.

Giai đoạn 4: Công bố văn bản pháp luật.

Hoạt động xây dựng pháp luật là một hình thức hoạt động cơ bản của nhà nước. Do đó, hoạt động xây dựng pháp luật phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

Ý kiến