05 đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
Nhà nước là một hiện tượng xã hội – lịch sử, vì vậy sự phát triển của nó phải tuân theo các quy luật vận động và phát triển của xã hội.
Là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng, do đó nhà nước phải thay đổi phù hợp với sự phát triển của cơ sở kinh tế và phù hợp với các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng xã hội.
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Đòi hỏi để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nhu cầu xây dựng một xã hội dân chủ, nhân đạo, công bằng, bác ái là phải xây dựng một nhà nước pháp quyền.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là khâu trọng yếu trong đổi mới hệ thống chính trị.
Ở góc độ khái quát nhất nhà nước pháp quyền có những đặc điểm như sau:
(i) Là một nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật đóng vai trò tối thượng.
(ii) Là nhà nước trong đó mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là mối quan hệ trách nhiệm lẫn nhau.
(iii) Là nhà nước trong đó các quyền tự do, dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn.
(iv) Là nhà nước trong đó 3 nhánh quyển: lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân định hợp lý và rõ ràng cho 3 hệ thống cơ quan tương ứng trong mối quan hệ cân bằng, đối trọng và chế ước lẫn nhau tạo cơ chế đồng bộ bảo đảm sự thống nhất quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân.
(v) Là nhà nước mà trong đó các chủ thể đều phải thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.