100 câu hỏi ôn tập môn Luật hiến pháp có đáp án
Đề cương ôn tập môn Luật Hiến pháp có đáp án. Tổng hợp các câu hỏi ôn tập môn Luật Hiến pháp mới nhất dành cho các bạn sinh viên ôn thi:
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
1. Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp
Quyền lập hiến là quyền làm Hiến pháp và sửa đổi hiến pháp. Quyền lập hiến nguyên thủy (xây dựng bản Hiến pháp đầu tiên hoặc làm một Hiến pháp mới) và Quyền lập hiến phái sinh (quyền sửa đổi Hiến pháp hiện hành).
Quyền lập pháp là quyền làm luật, sửa đổi luật.
Sau đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp:
a. Chủ thể lập hiến, lập pháp
(i) Quyền lập hiến:
– Thuyết tam quyền phân lập:
Nhân dân là chủ thể và là người phân chia quyền lực.
Bằng quyền lập hiến, nhân dân phân chia bình đẳng quyền lực cho 3 ngành: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.
Ngành lập pháp không có quyền lập hiến.
– Thuyết tập quyền XHCN:
Quốc hội là chủ thể tiến hành phân công quyền lực vì nhân dân không chia quyền lực đều nhau mà trao quyền cho người đại diện tối cao – Quốc hội.
Ngành lập pháp đảm nhiệm quyền lập hiến.
(ii) Quyền lập pháp:
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Tuy nhiên hoạt động lập pháp của Quốc hội thực chất là kiểm tra, giám sát sự tương hợp giữa giải pháp lập pháp của Chính phủ với ý chí của nhân dân, từ đó thông qua hoặc không. Như vậy, quyền lập pháp là quyền thông qua luật.
Quốc hội chỉ tổng hợp, kiểm tra và đưa ra quyết định của mình chứ không làm mọi công đoạn của quy trình lập pháp.
b. Sản phẩm
(i) Quyền lập hiến: Hiến pháp.
(ii) Quyền lập pháp: Các đạo luật.
2. Hiến pháp bất thành văn là gì?
Hiến pháp bất thành văn là:
+ Các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật hình thành trên tục lệ, án lệ, quy định tổ chức quyền lực Nhà nước
+ Không được Nhà nước tuyên bố, ghi nhận, không có tính trội so với các đạo luật khác về quy trình soạn thảo, sửa đổi hay giá trị pháp lí
+ Hiến pháp được định nghĩa về nội dung nhưng không được định nghĩa về hình thức.
Các Nhà nước đang sử dụng Hiến pháp bất thành văn: Anh, New Zealand, Isarael.
3. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp đối với quốc gia, người dân
(i) Đối với một quốc gia:
+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp là nền tảng cho hệ thống các văn bản pháp luật khác.
+ Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân.
Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy.
(ii) Đối với mỗi người dân:
+ Hiến pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự. Người dân được tự do thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.
+ Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm.
Hiến pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân
+ Hiến pháp sẽ tạo sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo.
4. Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con người
Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con người bởi:
(i) Một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp là bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.
Thông qua Hiến pháp, người dân xác định những quyền gì của mình mà Nhà nước phải tôn trọng và đảm bảo thực hiện, cùng những cách thức để bảo đảm thực thi những quyền đó.
(ii) Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, hiến pháp là bức tường chắn quan trọng nhất để ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, cũng như là nguồn tham chiếu đầu tiên mà người dân thường nghĩ đến khi các quyền của mình bị vi phạm.
(iii) Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp còn được phát huy thông qua hệ thống chế quyền bảo vệ, cụ thể như thông qua hệ thống tòa án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh tra Quốc hội hay Tòa án hiến pháp.
5. Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực Nhà nước đúng không?
Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực Nhà nước bởi:
(i) Nhà nước có nguồn gốc xuất phát từ nhân dân, được nhân dân tin tưởng giao cho quyền lực để có thể quản lí xã hội, duy trì và đảm bảo cho cuộc sống của nhân dân.
(ii) Bên cạnh việc Nhà nước có chức năng phải duy trì và đảm bảo cho cuộc sống của con người, nếu không kiểm soát quyền lực, Nhà nước sẽ trở nên lạm quyền, xâm hại đến quyền con người.
Vì Nhà nước xét cho cùng cũng chính do con người tạo nên, nên Nhà nước cũng mang theo những bản tính tốt và xấu của con người.
(iii) Nội dung cơ bản của Hiến pháp có những quy định ngăn ngừa bản tính xấu vốn có của người cầm quyền (tức giới hạn quyền lực NN).
Điều này được thể hiện qua 2 nội dung chính mà Hiến pháp đề cập là phân quyền và nhân quyền.
Đi đôi với quyền lực được trao, Nhà nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhân dân theo hiến pháp quy định.
6. Hiến pháp có phải là một bản khế ước xã hội?
Hiến pháp là một bản khế ước xã hội bởi:
– Hiến pháp là bản khế ước nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng đồng. Thông qua hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành một công dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền (và do đó anh ta trở thành người bị trị) để có được sự che chở của xã hội, đại diện bởi luật pháp.
– Để cho bản hợp đồng trao đổi này được công bằng, trong Khế ước xã hội cần phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền.
Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng hộ.
Về phía người cầm quyền, đối trọng với quyền lực anh ta có, là những ràng buộc về mặt trách nhiệm với cộng đồng.
Nếu người cầm quyền không hoàn thành trách nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh và cộng đồng phải bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới.
7. Lịch sử phát triển của Hiến pháp trên thế giới
– Khi tư hữu xuất hiện, xuất hiện các giai cấp. Giai cấp thống trị lấy thần quyền để đặt ra các quy tắc chủ quan, tạo thành thể thức tổ chức quyền lực Nhà nước – những thể thức bất thành văn. Quyền lực Nhà nước bị lạm dụng, vi phạm quyền lợi của người dân.
– Xã hội phát triển, loài người nhận ra việc tổ chức Nhà nước xuất phát từ nhân dân. Các cá nhân không thể sống một cách biệt lập, cần liên kết thành một cộng đồng dưới sự quản lý của NN. Nhà nước có chức năng kiểm soát, duy trì, bảo đảm cuộc sống con người. Tuy nhiên nếu không kiểm soát quyền lực sẽ trở thành một chủ thể xâm phạm đến quyền con người. Do đó, hiến pháp ra đời như một khế ước giữa những người dân với người đại diện cho nhân dân quản lý xã hội.
– Bản văn có tính chất Hiến pháp đầu tiên là Đại Hiến chương Anh Magna Carta (1215) giới hạn quyền lực Nhà nước Anh và thừa nhận một số quyền tự do của con người. Tuy nhiên, theo nghĩa hiện đại, Hiến pháp thành văn đầu tiên là Hiến pháp Hoa Kỳ (1787).
– Trong thời kì đầu (cuối TK XVIII đến hết TK XIX), các Hiến pháp chủ yếu được xây dựng ở Bắc Mĩ và Châu Âu, sau đó lan dần ra một số nước Châu Á và Châu Mĩ – Latinh. Phải từ sau thập kỉ 1949. số quốc gia trên thế giới có Hiến pháp tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực châu Á và châu Phi, cùng với thắng lợi của phong trào giành độc lập dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa của các nước thực dân châu Âu. Hiện nay, không chỉ các quốc gia mà một số lãnh thổ trên thế giới cũng ban hành Hiến pháp.
– Trong giai đoạn đầu (còn gọi là Hiến pháp cổ điển) thường có nội dung hẹp. Kể từ sau 1917. xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa với nội dung rộng hơn nhiều. Xen giữa 2 trường phái này là một dạng hiến pháp có nội dung trung hòa. – Quá trình phát triển bao gồm cả việc sửa đổi hoặc thay thế hiến pháp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã từng nhiều lần sửa đổi hoặc thay thế Hiến pháp (VD: Hiến pháp Mỹ từ 1787 đến nay đã trải qua 27 lần tu chính).
TIẾP TỤC CẬP NHẬT…
Cho em xin file đầy đủ với ạ. Email: nguyenquynhthuong6@gmail.com
em cảm ơn nhiều ạ.
Cho e xin file với ạ
Cho em xin file đầy đủ với ạ. Email: trangbn508@gmail.com
em cảm ơn nhiều ạ.
cho em xin file với ạ!
em chân thành cảm ơn ạ!
canh_dlu214608@student.agu.edu.vn
ho em xin file với ạ!
em chân thành cảm ơn ạ!
cho em xin file đầy đủ với, cảm ơn nhiều lắm ạ xuangiang794@gmail.com
cho em xin file đầy đủ với ạ giangiangmiu@gmail.com
cho em xin file đầy đủ ạ
Cho em xin file đầy đủ với ạ kvhamay2k3@gmail.com
Em xin file đầy đủ v ạ
Tra251443@gmail.com