0Bình luận

Bao nhiêu tuổi mới được nhận lương hưu?

I. TUỔI NGHỈ HƯU TRONG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG BÌNH THƯỜNG

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

– Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động namLao động namLao động nữLao động nữ
Năm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưuNăm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưu
202160 tuổi 3 tháng202155 tuổi 4 tháng
202260 tuổi 6 tháng202255 tuổi 8 tháng
202360 tuổi 9 tháng202356 tuổi
202461 tuổi202456 tuổi 4 tháng
202561 tuổi 3 tháng202556 tuổi 8 tháng
202661 tuổi 6 tháng202657 tuổi
202761 tuổi 9 tháng202757 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi62 tuổi202857 tuổi 8 tháng
  202958 tuổi
  203058 tuổi 4 tháng
  203158 tuổi 8 tháng
  203259 tuổi
  203359 tuổi 4 tháng
  203459 tuổi 8 tháng
  Từ năm 2035 trở đi60 tuổi

II. NGHỈ HƯU Ở TUỔI THẤP HƠN TUỔI NGHỈ HƯU TRONG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG BÌNH THƯỜNG

Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

– Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:

+ Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

+ Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

+ Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.

– Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động namLao động namLao động nữLao động nữ
Năm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưu thấp nhấtNăm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưu thấp nhất
202155 tuổi 3 tháng202150 tuổi 4 tháng
202255 tuổi 6 tháng202250 tuổi 8 tháng
202355 tuổi 9 tháng202351 tuổi
202456 tuổi202451 tuổi 4 tháng
202556 tuổi 3 tháng202551 tuổi 8 tháng
202656 tuổi 6 tháng202652 tuổi
202756 tuổi 9 tháng202752 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi57 tuổi202852 tuổi 8 tháng
  202953 tuổi
  203053 tuổi 4 tháng
  203153 tuổi 8 tháng
  203254 tuổi
  203354 tuổi 4 tháng
  203454 tuổi 8 tháng
  Từ năm 2035 trở đi55 tuổi

III. NGHỈ HƯU Ở TUỔI CAO HƠN TUỔI NGHỈ HƯU TRONG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG BÌNH THƯỜNG

Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 4 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

– Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường được nêu tại Mục I.

– Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Ý kiến