Các loại biển báo giao thông đường bộ 2023
Biển báo giao thông đường bộ (hay Biển báo hiệu đường bộ) hiện nay được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ, cụ thể:
(i) Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
(ii) Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
(iii) Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
(iv) Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.
(v) Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển trên hoặc được sử dụng độc lập.
I. BIỂN BÁO CẤM
1. Tác dụng của biển báo cấm
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.
2. Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm
Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm) với tên các biển như sau:
– Biển số P.101: Đường cấm;
– Biển số P.102: Cấm đi ngược chiều;
– Biển số P.103a: Cấm xe ô tô;
– Biển số P.103 (b,c): Cấm xe ô tô rẽ trái; Cấm xe ôtô rẽ phải;
– Biển số P.104: Cấm xe máy;
– Biển số P.105: Cấm xe ô tô và xe máy;
– Biển số P.106 (a,b): Cấm xe ô tô tải;
– Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm;
– Biển số P.107: Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải;
– Biển số P.107a: Cấm xe ô tô khách;
– Biển số P.107b: Cấm xe ô tô taxi;
– Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc;
– Biển số P.108a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc;
– Biển số P.109: Cấm máy kéo;
– Biển số P.110a: Cấm xe đạp;
– Biển số P.110b: Cấm xe đạp thồ;
– Biển số P.111a: Cấm xe gắn máy;
– Biển số P.111 (b) hoặc (c): Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam, xích lô máy);
– Biển số P.111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ (xích lô);
– Biển số P.112: Cấm người đi bộ;
– Biển số P.113: Cấm xe người kéo, đẩy;
– Biển số P.114: Cấm xe súc vật kéo;
– Biển số P.115: Hạn chế trọng tải toàn bộ xe cho phép;
– Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trục xe (trục đơn);
– Biển số P.117: Hạn chế chiều cao;
– Biển số P.118: Hạn chế chiều ngang xe;
– Biển số P.119: Hạn chế chiều dài xe;
– Biển số P.120: Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ moóc;
– Biển số P.121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe;
– Biển số P.123 (a,b): Cấm rẽ trái; Cấm rẽ phải;
– Biển số P.124 (a,b): Cấm quay đầu xe; Cấm ô tô quay đầu xe;
– Biển số P.124 (c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe;
– Biển số P.124(e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;
– Biển số P.125: Cấm vượt;
– Biển số P.126: Cấm xe ô tô tải vượt;
– Biển số P.127: Tốc độ tối đa cho phép;
– Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;
– Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường;
– Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường;
– Biển số DP.127: Biển hết tốc độ tối đa cho phép trên biển ghép;
– Biển số P.128: Cấm sử dụng còi;
– Biển số P.129: Kiểm tra;
– Biển số P.130: Cấm dừng xe và đỗ xe;
– Biển số P.131 (a,b,c): Cấm đỗ xe;
– Biển số P.132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp;
– Biển số DP.133: Hết cấm vượt;
– Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép;
– Biển số DP.135: Hết tất cả các lệnh cấm;
– Biển số P.136: Cấm đi thẳng;
– Biển số P.137: Cấm rẽ trái, rẽ phải;
– Biển số P.138: Cấm đi thẳng, rẽ trái;
– Biển số P.139: Cấm đi thẳng, rẽ phải;
– Biển số P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự.
Ý nghĩa sử dụng của từng biển được giải thích chi tiết tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.
II. BIỂN BÁO NGUY HIỂM VÀ CẢNH BÁO
1. Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
2. Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo
– Biển số W.201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;
– Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;
– Biển số W.202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;
– Biển số W.203 (a,b,c): Đường bị thu hẹp;
– Biển số W.204: Đường hai chiều;
– Biển số W.205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau;
– Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;
– Biển số W.207 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l): Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh);
– Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính);
– Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn;
– Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;
– Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;
– Biển số W.211b: Giao nhau với đường tàu điện;
– Biển số W.212: Cầu hẹp;
– Biển số W.213: Cầu tạm;
– Biển số W.214: Cầu quay – Cầu cất;
– Biển số W.215a: Kè, vực sâu phía trước;
– Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu bên đường phía bên phải; Kè, vực sâu bên đường phía bên trái;
– Biển số W.216a: Đường ngầm;
– Biển số W.216b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét;
– Biển số W.217: Bến phà;
– Biển số W.218: Cửa chui;
– Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm;
– Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm;
– Biển số W.221a: Đường lồi lõm;
– Biển số W.221b: Đường có gồ giảm tốc;
– Biển số W.222a: Đường trơn;
– Biển số W.222b: Lề đường nguy hiểm;
– Biển số W.223 (a,b): Vách núi nguy hiểm;
– Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;
– Biển số W.225: Trẻ em;
– Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang;
– Biển số W.227: Công trường;
– Biển số W.228 (a,b): Đá lở;
– Biển số W.228c: Sỏi đá bắn lên;
– Biển số W.228d: Nền đường yếu;
– Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống;
– Biển số W.230: Gia súc;
– Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường;
– Biển số W.232: Gió ngang;
– Biển số W.233: Nguy hiểm khác;
– Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;
– Biển số W.235: Đường đôi;
– Biển số W.236: Kết thúc đường đôi;
– Biển số W.237: Cầu vồng;
– Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước;
– Biển số W.239a: Đường cáp điện ở phía trên; Biển số W.239b: Chiều cao tĩnh không thực tế;
– Biển số W.240: Đường hầm;
– Biển số W.241: Ùn tắc giao thông;
– Biển số W.242 (a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;
– Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;
– Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;
– Biển số W.245 (a,b): Đi chậm (a), Đi chậm có chỉ dẫn tiếng Anh (b);
– Biển số W.246 (a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;
– Biển số W.247: Chú ý xe đỗ.
Ý nghĩa sử dụng của từng biển được giải thích chi tiết tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.
III. BIỂN HIỆU LỆNH
1. Tác dụng của biển hiệu lệnh
Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành.
2. Ý nghĩa sử dụng các biển hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh có mã R và R.E với tên các biển như sau:
– Biển số R.122: Dừng lại;
– Biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h): Hướng đi phải theo;
– Biển số R.302 (a,b,c): Hướng phải đi vòng chướng ngại vật;
– Biển số R.303: Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến;
– Biển số R.304: Đường dành cho xe thô sơ;
– Biển số R.305: Đường dành cho người đi bộ;
– Biển số R.306: Tốc độ tối thiểu cho phép;
– Biển số R.307: Hết tốc độ tối thiểu;
– Biển số R.308 (a,b): Tuyến đường cầu vượt cắt qua;
– Biển số R.309: Ấn còi;
– Biển số R.310 (a,b,c): Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm;
– Biển số R.403a: Đường dành cho xe ô tô;
– Biển số R.403b: Đường dành cho xe ô tô, xe máy;
– Biển số R.403c: Đường dành cho xe buýt;
– Biển số R.403d: Đường dành cho xe ô tô con;
– Biển số R.403e: Đường dành cho xe máy;
– Biển số R.403f: Đường dành cho xe máy và xe đạp;
– Biển số R.404a: Hết đoạn đường dành cho xe ô tô;
– Biển số R.404b: Hết đoạn đường dành cho xe ô tô, xe máy;
– Biển số R.404c: Hết đoạn đường dành cho xe buýt;
– Biển số R.404d: Hết đoạn đường dành cho xe ô tô con;
– Biển số R.404e: Hết đoạn đường dành cho xe máy;
– Biển số R.404f: Hết đoạn đường dành cho xe máy và xe đạp;
– Biển số R.411: Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo;
– Biển số R.412a: Làn đường dành cho xe ô tô khách;
– Biển số R.412b: Làn đường dành cho xe ô tô con;
– Biển số R.412c: Làn đường dành cho xe ô tô tải;
– Biển số R.412d: Làn đường dành cho xe máy;
– Biển số R.412e: Làn đường dành cho xe buýt;
– Biển số R.412f: Làn đường dành cho xe ô tô;
– Biển số R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp;
– Biển số R.412h: Làn đường dành cho xe đạp;
– Biển số R.412i: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô khách;
– Biển số R.412j: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô con;
– Biển số R.412k: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô tải;
– Biển số R.412l: Kết thúc làn đường dành cho xe máy;
– Biển số R.412m: Kết thúc làn đường dành cho xe buýt;
– Biển số R.412n: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô;
– Biển số R.412o: Kết thúc làn đường dành cho xe máy và xe đạp;
– Biển số R.412p: Kết thúc làn đường dành cho xe đạp;
– Biển số R.415: Biển gộp làn đường theo phương tiện;
– Biển số R.420: Bắt đầu khu đông dân cư;
– Biển số R.421: Hết khu đông dân cư;
– Biển số R.E,9a: Cấm đỗ xe trong khu vực;
– Biển số R.E,9b: Cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực;
– Biển số R.E,9c: Khu vực đỗ xe;
– Biển số R.E,9d: Tốc độ tối đa trong khu vực;
– Biển số R.E,10a: Hết cấm đỗ xe trong khu vực;
– Biển số R.E,10b: Hết cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực;
– Biển số R.E,10c: Hết khu vực đỗ xe;
– Biển số R.E,10d: Hết tốc độ tối đa trong khu vực;
– Biển số R.E,11a: Đường hầm;
– Biển số R.E,11b: Kết thúc đường hầm.
Ý nghĩa sử dụng của từng biển được giải thích chi tiết tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.
IV. BIỂN CHỈ DẪN TRÊN ĐƯỜNG Ô TÔ KHÔNG PHẢI LÀ ĐƯỜNG CAO TỐC
1. Tác dụng của biển chỉ dẫn
Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
2. Ý nghĩa sử dụng các biển chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn trên các đường ô tô không phải là đường cao tốc có mã “I” với tên các biển như sau:
– Biển số I.401: Bắt đầu đường ưu tiên;
– Biển số I.402: Hết đoạn đường ưu tiên;
– Biển số I.405 (a,b,c): Đường cụt;
– Biển số I.406: Được ưu tiên qua đường hẹp;
– Biển số I.407 (a,b,c): Đường một chiều;
– Biển số I.408: Nơi đỗ xe;
– Biển số I.408a: Nơi đỗ xe một phần trên hè phố;
– Biển số I.409: Chỗ quay xe;
– Biển số I.410: Khu vực quay xe;
– Biển số I.413a: Đường phía trước có làn đường dành cho ô tô khách;
– Biển số I.413 (b,c): Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách;
– Biển số I.414 (a,b,c,d): Chỉ hướng đường;
– Biển số I.415: Mũi tên chỉ hướng đi;
– Biển số I.416: Đường tránh;
– Biển số I.417 (a,b,c): Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe;
– Biển số I.418: Lối đi ở những vị trí cấm rẽ;
– Biển số I.419a: Chỉ dẫn địa giới;
– Biển số I.419b: Chỉ dẫn địa giới trên tuyến đường đối ngoại;
– Biển số I.422a: Di tích lịch sử;
– Biển số I.422b: Di tích lịch sử trên tuyến đường đối ngoại;
– Biển số I.423 (a,b): Vị trí người đi bộ sang ngang;
– Biển số I.423c: Điểm bắt đầu đường đi bộ;
– Biển số I.424 (a,b): Cầu vượt qua đường cho người đi bộ;
– Biển số I.424 (c,d): Hầm chui qua đường cho người đi bộ;
– Biển số I.425: Bệnh viện;
– Biển số I.426: Trạm cấp cứu;
– Biển số I.427a: Trạm sửa chữa;
– Biển số I.427b: Trạm kiểm tra tải trọng xe;
– Biển số I.428: Cửa hàng xăng dầu;
– Biển số I.429: Nơi rửa xe;
– Biển số I.430: Điện thoại;
– Biển số I.431: Trạm dừng nghỉ;
– Biển số I.432: Khách sạn;
– Biển số I.433a: Nơi nghỉ mát;
– Biển số I.433 (b,c,d): Báo hiệu nơi cắm trại, nhà nghỉ lưu động;
– Biển số I.433e: Báo hiệu nhà trọ;
– Biển số I.434a: Bến xe buýt;
– Biển số I.434b: Bến xe tải;
– Biển số I.435: Bến xe điện;
– Biển số I.436: Trạm cảnh sát giao thông;
– Biển số I.439: Tên cầu;
– Biển số I.440: Đoạn đường thi công;
– Biển số I.441 (a,b,c): Báo hiệu phía trước có công trường thi công;
– Biển số I.442: Chợ;
– Biển số I.443: Xe kéo rơ-moóc;
– Biển số I.444 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, l, m): Biển báo chỉ dẫn địa điểm;
– Biển số I.445 (a, b, c, d, e, f, g, h): Biển báo kiểu mô tả tình trạng đường;
– Biển số I.446: Nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật;
– Biển số I.447 (a, b, c, d): cầu vượt liên thông;
– Biển số I.448: Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp;
– Biển số I.449: Biển tên đường.
Ý nghĩa sử dụng của từng biển được giải thích chi tiết tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.
V. BIỂN PHỤ, BIỂN VIẾT BẰNG CHỮ
1. Biển phụ
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập.
Biển phụ có mã S, SG và SH với tên các biển phổ biến như sau:
– Biển số S.501: Phạm vi tác dụng của biển;
– Biển số S.502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu;
– Biển số S.503 (a,b,c,d,e,f): Hướng tác dụng của biển;
– Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của biển;
– Biển số S.504: Làn đường;
– Biển số S.505a: Loại xe;
– Biển số S.505b: Loại xe hạn chế qua cầu;
– Biển số S.505c: Tải trọng trục hạn chế qua cầu;
– Biển số S.506 (a,b): Hướng đường ưu tiên;
– Biển số S.507: Hướng rẽ;
– Biển số S.508 (a,b): Biểu thị thời gian;
– Biển số S.509 (a,b): Thuyết minh biển chính;
– Biển số S.510a: Chú ý đường trơn có băng tuyết;
– Biển số S.G,7: Địa điểm cắm trại;
– Biển số S.G,8: Địa điểm nhà trọ;
– Biển số S.G,9b: Chỉ dẫn tới điểm đỗ xe dành cho lái xe muốn sử dụng phương tiện công cộng;
– Biển số S.G,11a; S.G,11c: Chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn;
– Biển số S.G,12a; S.G,12b: Chỉ dẫn làn đường không lưu thông;
– Biển số S.H,6: Ngoại lệ.
Ngoài ra, tùy theo các tình huống giao thông khác để có thể bố trí các biển phụ khác cho phù hợp.
Ý nghĩa sử dụng của từng biển được giải thích chi tiết tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.
2. Biển viết bằng chữ
– Biển viết bằng chữ thường dùng trong trường hợp không áp dụng được các kiểu biển đã quy định hoặc trong trường hợp cần thiết khác.
– Biển viết bằng chữ có hình chữ nhật. Biển dùng để chỉ dẫn có nền màu xanh chữ viết màu trắng, biển dùng để cảnh báo có nền vàng chữ đen, biển dùng để báo cấm hay hiệu lệnh có nền màu đỏ chữ viết màu trắng.
– Hàng chữ viết trên biển tùy theo nội dung chỉ dẫn, cảnh báo, cấm hoặc hiệu lệnh nhưng phải ngắn gọn. Biển dùng để báo cấm bắt đầu bằng chữ “Cấm”.
– Có thể sử dụng biển ghép hình chữ nhật để thể hiện các thông tin trong trường hợp có nhiều thông tin cần thể hiện và việc bố trí các biển đơn là phức tạp.