Các loại quan hệ pháp luật dân sự cơ bản
Quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ xã hội phát sinh từ những lợi ích vật chất, lợi ích nhân thân được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh (quan hệ xã hội được phát sinh trong lĩnh vực dân sự, liên quan đến các yếu tố như thừa kế, hợp đồng, hôn nhân và gia đình…).
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Trong đó, các bên tham gia vào quan hệ này sẽ bình đẳng về mặt pháp lý. Đồng thời, quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên cũng sẽ được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.
Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng của quan hệ pháp luật. Vì thế, quan hệ hệ pháp luật dân sự cũng mang đầy đủ các đặc tính của quan hệ pháp luật như:
– Là quan hệ pháp luật xã hội được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh;
– Mang tính ý chí;
– Quyền, nghĩa vụ của những người tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự sẽ được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước;
Về việc phân loại các quan hệ pháp luật dân sự, có thể dựa vào các tiêu chí sau đây:
– Căn cứ vào đối tượng gồm: Quan hệ tài sản và Quan hệ nhân thân;
– Căn cứ vào tính xác định về chủ thể gồm: Quan hệ tuyệt đối và Quan hệ tương đối;
– Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền để thỏa mãn lợi ích của các chủ thể gồm: Quan hệ vật quyền và Quan hệ trái quyền;
– Căn cứ vào phạm vi quyền hoặc là phạm vi nghĩa vụ của các chủ thể gồm: Quan hệ đơn giản và Quan hệ phức tạp;
Đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự
– Thứ nhất: Quan hệ pháp luật dân sự có thể tồn tại ngay cả khi không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh. Đây cũng là một đặc điểm riêng biệt giúp phân biệt quan hệ pháp luật dân sự với các quan hệ pháp luật khác.
– Thứ hai: Các chủ thể tham gia đều có địa vị pháp lý bình đẳng:
+ Sự bình đẳng trước hết thể hiện ở khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự: Pháp luật dân sự quy định mọi chủ thể đều có quyền tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự theo các điều kiện cụ thể.
+ Bình đẳng thể hiện trong việc được hưởng các quyền và nghĩa vụ dân sự. Các quyền và nghĩa vụ này được phát sinh từ các quan hệ dân sự mà các chủ thể tham gia vào.
+ Bình đẳng còn được thể hiện trong việc chịu trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm nghĩa vụ: Mọi chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, trong những điều kiện được pháp luật dự liệu thì sẽ được đối xử bình đẳng.
– Thứ ba: Quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng về chủ thể, khách thể và phương pháp bảo vệ:
+ Chủ thể: Đa dạng nhất trong các quan hệ pháp luật khác, gồm có cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, nhà nước;
+ Khách thể: Tài sản, hành vi, lợi ích nhân thân hoặc là kết quả của hoạt động sáng tạo tinh thần;
+ Biện pháp bảo vệ: Tất cả các quyền dân sự đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Bên cạnh đó, cho phép chủ thể tự dự liệu và đưa ra biện pháp bảo vệ miễn phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội.