Các loại trách nhiệm pháp lý và ví dụ
Tùy hành vi vi phạm pháp luật mà chủ thể vi phạm có thể phải chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau: hình sự – dân sự, hành chính – dân sự v.v…
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì?
Trách nhiệm pháp lý là mối quan hệ pháp luật đặc biệt giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật.
Đặc điểm trách nhiệm pháp lý
+ Trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật;
+ Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý chỉ được thực hiện đối với các hành vi vi phạm pháp luật có đủ yếu tố cấu thành;
+ Trách nhiệm pháp lý gắn liền các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước và các biện pháp đó được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, không phải mọi biện pháp cưỡng chế đều thể hiện sự chế tài do chủ thể vi phạm pháp luật. Có những biện pháp cưỡng chế nhưng nhằm mục đích phòng ngừa ngăn chặn.
Ví dụ; Biện pháp cưỡng chế dân chúng ra khỏi khu vực có dịch bệnh thì biện pháp cưỡng chế này không phải là thực hiện sự chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật.
Mục đích của trách nhiệm pháp lý
Giáo dục, răn đe, trừng phạt đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật, mặt khác phòng ngừa chung đối với cộng đồng.
Các loại trách nhiệm pháp lý
Trong thực tiễn hoạt động pháp luật có các loại trách nhiệm pháp lý sau đây:
+ Trách nhiệm hình sự: trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội của họ.
Hình phạt này do toà án quyết định trên cơ sở của luật hình, nó thể hiện sự lên án, sự trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong những biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất chỉ do Tòa án áp dụng đối với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể là hệ thống hình phạt trong Bộ luật Hình sự.
+ Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ.
Biện pháp cưỡng chế này do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đây là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật hành chính.
+ Trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền.
Biện pháp cưỡng chế phổ biến đi kèm trách nhiệm này là bồi thường thiệt hại, đây là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án nhân dân áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật dân sự (có thể là bên tham gia quan hệ áp dụng đối với chủ thể vi phạm).
+ Trách nhiệm kỷ luật:
Là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng Cơ quan Nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp áp dụng đối với cán bộ – công chức Nhà nước, học sinh – sinh viên vi phạm kỷ luật lao động, công tác, học sinh.
Trách nhiệm kỷ luật đưa đến chế tài là khiển trách, cảnh cáo, chuyển đi làm công việc khác, sa thải hoặc buộc thôi việc.
+ Trách nhiệm vật chất:
Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm mà người lao động phải gánh chịu khi gây ra thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp (như làm hư hỏng hoặc làm mất dụng cụ, thiết bị, các tài sản khác do doanh nghiệp, giao cho hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép) hoặc công chức phải gánh chịu vì trong khi thi hành công vụ gây ra thiệt hại cho tài sản của nhà nước hoặc của chủ thể khác.
Người lao động hoặc công chức phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo thời giá thị trường và có thể được bồi thường bằng cách trừ dần vào lương hàng tháng.
Tùy hành vi vi phạm pháp luật mà chủ thể vi phạm có thể phải chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau: hình sự – dân sự, hành chính – dân sự v.v…