Chính sách mớiLao động - Tiền lươngTin tức pháp luật nổi bật

Cách tính lương hưu từ năm 2023 đối với lao động nam

Lương hưu hàng tháng từ năm 2023 của lao động nam khi nghỉ hưu được xác định bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc.

Công thức tính cụ thể như sau:

Lương hưu hàng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)

Trong đó:

(i) Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như sau

– Nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45% (hiện tại chỉ cần đóng đủ 18 năm BHXH thì được 45%);

Trường hợp nghỉ hưu từ 01/01/2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%.

– Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Trường hợp NLĐ hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Lưu ý: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%; trường hợp NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần theo quy định.

(ii) Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định như sau:

**Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu được xác định như sau:

Trong đó:

– Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương đã được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.

**Đối với NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu được xác định như sau:

Mbqtl = [Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội] : [Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội]

Trong đó:

– Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

**Đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu được xác định như sau:

Mbqtl = [(Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) + (Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định)] : [Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội]

Trong đó:

– Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

– Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như trên. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.

Lưu ý chung:

– Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian này được chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Riêng đối với người lao động có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 nêu trên được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.

– Đối với người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội nhưng thời gian đó người lao động không được hưởng tiền lương (được trả thù lao bằng công điểm hoặc lương thực như giáo viên mầm non, chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã,..) thì chỉ tính thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ (tỷ lệ hưởng lương hưu,…); mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không bao gồm thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội nhưng không được hưởng tiền lương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *