Lao động - Tiền lươngTin pháp luật

Cách tính tiền lương hưu năm 2023 đối với nam

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu của người lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được tính theo công thức sau:

Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Như vậy, Tỷ lệ hưởng và Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH là 2 nhân tố quan trọng để xác định mức lương hưu hàng tháng mà 1 người lao động nam sẽ được nhận khi về hưu là bao nhiêu?

Do đó, việc xác định được Tỷ lệ hưởng và Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH là yêu cầu bắt buộc khi tính tiền lương hưu năm 2023 đối với nam.

Tỷ lệ hưởng lương hưu

Căn cứ Điều 55 Luật BHXH 2014, sửa đổi bởi Bộ luật Lao động 2019 và Điều 74 Luật BHXH

Lao động nam nghỉ hưu năm 2023 nếu đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm tham gia BHXH được tính thêm 2% nhưng mức hưởng tối đa là 75%.

Ví dụ: Ông A tham gia BHXH 31 năm, về hưu năm 2023 thì 20 năm đầu tương đương 45%, mỗi năm thêm 2% thì ông A được cộng thêm 2×10=20%. Tổng là 65%.

Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

(i) Đối với người tham gia BHXH bắt buộc

Cách tính mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH khá phức tạp do phụ thuộc vào chế độ tiền lương, thời gian tham gia BHXH, loại BHXH tham gia…

Căn cứ Điều 9, 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, việc xác định mức mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH được quy định như sau:

Trường hợp 1: Người lao động tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Mbqtl (tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995) = Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 60 tháng

Mbqtl (tham gia BHXH từ 01/01/1995 đến 31/12/2000) = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 72 tháng

Mbqtl (tham gia BHXH từ 01/01/2001 đến 31/12/2006) = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 96 tháng

Mbqtl (tham gia BHXH từ 01/01/2007 đến 31/12/2015) = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 120 tháng

Mbqtl (tham gia BHXH từ 01/01/2016 đến 31/12/2019) = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 180 tháng

Mbqtl (tham gia BHXH từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 240 tháng

Bạn lưu ý răng, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người có toàn bộ thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) và được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp 2: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH tại doanh nghiệp

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH / Tổng số tháng đóng BHXH

Tuy nhiên, với trường hợp người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH tại doanh nghiệp khi tính tiền lương tháng đóng BHXH phải tính theo hệ số trượt giá tại thời điểm hưởng theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Hệ số trượt giá của từng năm tương ứng

Hiện nay, vẫn chưa có bảng tính hệ số trượt giá năm 2022. Vì thế, bạn cần đợi đến năm 2022 để biết hệ số này như thế nào.

Trường hợp 3: Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH tại doanh nghiệp

Trường hợp này, công thức tính như sau:

Mbqtl = [(Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định) + (Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH theo tiền lương cho doanh nghiệp quyết định)] / Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó:

– Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định  được xác định bằng tổng số tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của trường hợp 2.

– Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn đóng BHXH trở lên theo tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định được tính như trên.

Ví dụ: Ông A tham gia BHXH trở lên theo tiền lương do Nhà nước quy định từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 (giai đoạn 1) và giai đoạn 01/01/2016 đến 31/12/2019 (giai đoạn 2), sau đó tham gia BHXH tại doanh nghiệp đến năm 2022 thì về hưu. Cần tính bình quân của giai đoạn 1 (theo công thức của giai đoạn đó) sau đó nhân số tháng của giai đoạn 1 để được tổng tiền lương đóng giai đoạn 1. Tính bình quân giai đoạn 2, sau đó nhân với số tháng của giai đoạn 2 để được tổng tiền lương giai đoạn 2. Sau đó, cộng: tổng tiền lương giai đoạn 1 + tổng tiền lương giai đoạn 2 + tổng tiền lương tham gia BHXH tại doanh nghiệp và chia cho tổng số tháng tham gia BHXH.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Trường hợp này, mức bình quân tiền lương được tính căn cứ Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Mbqtl = Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH / Tổng số tháng đóng BHXH

Trường hợp này, thu nhập tháng đã đóng BHXH cũng cần được tính theo hệ số trượt giá ban hành tại thời điểm nhận lương hưu:

Thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Hệ số trượt giá của từng năm tương ứng

Đối với người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện

Theo Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, cách tính như sau:

Mbqtl-tn = [Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc x Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc)] / (Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện + Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *