Kiến thức chung

Câu hỏi nhận định đúng sai Lịch sử Nhà nước và Pháp luật có đáp án

Cố Vấn Pháp Lý tổng hợp câu hỏi nhận định đúng sai môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam mới nhất và đáp án tham khảo, nhằm giúp sinh viên luật dễ dàng ôn tập và hệ thống lại các kiến thức đã học:

Lưu ý: Để lại thông tin, địa chỉ email bên dưới bài viết để nhận được file đáp án đầy đủ!

>>> Xem thêm:

1. Thời kỳ hùng vương, tầng lớp nô lệ chiếm số đông và là lực lượng chính sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nước ta.

2. Hình thức pháp luật cơ bản trong thời kỳ nhà nước mới hình thành là pháp luật thành văn.

3. Nhà nước đầu tiên của Việt Nam ra đời khi xã hội người việt cổ chưa có sự phân hóa thành các giai cấp.

4. Công xã nông thôn tồn tại ở Việt Nam trong một thời gian ngắn, sau đó nhường chỗ cho chế độ tư hữu.

5. Đầu thời kỳ hùng vương, trên lãnh thổ nước ta, nhà nước đầu tiên đã ra đời nhưng còn sơ khai.

6. Yếu tố trị thủy và chống giặc ngoại xâm là nguyên nhân chính dẫn tới quá trình ra đời nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.

7. Pháp luật thời kỳ Lý – Trần – Hồ cho phép tất cả những người có họ hàng với nhà vua áp dụng nguyên tắc chuộc hình phạt bằng tiền.

8. Phương thức tuyển bổ quan lại phổ biến nhất trong thời kỳ Lý – Trần là khoa cử.

9. Pháp luật thời Lý – Trần thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất.

10. Theo quy định của pháp luật thời kỳ Lý – Trần – Hồ chỉ những vi phạm trong lĩnh vực hình sự mới áp dụng hình phạt

11. Nguyên tắc chuộc hình phạt bằng tiền thể hiện tính nhân đạo sâu sắc hơn tính giai cấp.

12. Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới vẫn được áp dụng trong pháp luật hiện đại.

13. Trong cuộc cải cách bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông, Thái uý là chức quan chỉ huy về mặt quân sự.

14. Trong cuộc cải cách bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông, Hàn lâm viện có chức khởi thảo, sửa chữa và biên chép chiếu chỉ cho nhà vua.

15. Trong cuộc cải cách bộ máy nhà nước ở địa phương, Lê Thánh Tông đã mở rộng địa giới hành chính ở cấp xã.

16. Thời kỳ vua Lê Thánh Tông, tể tướng là một viên quan không có thực quyền.

17. Để hạn chế tính tự trị của làng xã, vua Lê Thánh Tông đã cấm tuyệt đối hương ước.

18. Thời kỳ Lê Thánh Tông, vua là tổng chỉ huy quân đội.

19. Cuộc cải cách bộ máy nhà nước ở địa phương của Lê Thánh Tông chú trọng nhất cấp đạo và cấp xã.

20. Thời kỳ Lê Thánh Tông, Lục tự là cơ quan có chức năng giám sát.

21. Thời kỳ Lê Thánh Tông, quyền lực ở cấp đạo được tập trung trong tay một người là quan hành khiển.

22. Nguyên tắc mọi vi phạm pháp luật đề bị xử lý bằng hình phạt không còn được áp dụng trong thời kỳ Lê Sơ.

23. Theo quy định của Quốc triều hình luật, nếu chia tài sản thừa kế theo pháp luật thì con gái được hưởng phần bằng con trai.

24. Theo quy định của Quốc triều hình luật, nếu chia di sản thừa kế theo pháp luật thì con nuôi cũng được hưởng một phần di sản.

25. Theo quy định của Quốc triều hình luật, nếu chồng bỏ lửng vợ 5 tháng thì vợ có quyền ly hôn chồng.

26. Theo Hoàng Việt luật lệ, mọi trường hợp xét xử khi luật mới đã có hiệu lực thì phải xử theo luật mới.

27. Hình phạt Đồ trong Hoàng Việt luật lệ cho biết công việc ma phạm nhân phải làm.

28. Trong Hoàng Việt luật lệ, hình phạt trượng chỉ áp dụng cho nam phạm nhân.

29. Theo Hoàng Việt luật lệ, con gái chỉ được hưởng thừa kế khi gia đình không có con trai.

30. Tính phổ biến là một đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam.

57 thoughts on “Câu hỏi nhận định đúng sai Lịch sử Nhà nước và Pháp luật có đáp án

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *