Pháp luật Dân sựTin tức pháp luật nổi bậtTư vấn pháp luật

Cháu nội có được hưởng thừa kế của ông bà nội không?

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, cháu được hưởng di sản thừa kế của ông bà nội, thuộc các trường hợp sau: khi ông bà chết có để lại di chúc và chỉ định người cháu được hưởng di sản của ông bà; ông bà chết không có di chúc và không còn người ở hàng thừa kế thứ nhất của ông bà, hoặc là thừa kế thế vị (nhận di sản thừa kế thay cho cha).

Thừa kế thế vị là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống… và cha, mẹ của người cháu này không thuộc các trường hợp người bị tước quyền được hưởng di sản thừa kế theo Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định.

Ví dụ như cha là người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó… (người đó được hiểu là ông bà) thì cháu không được thừa kế thế vị.

Như vậy, nếu khi còn sống, người cha không bị tước quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định pháp luật, thì các con vẫn có thể được nhận di sản thừa kế của ông bà nội thay cho người cha đã mất, vì người cha thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *