Chính sách tiền tệ mở rộng là gì?
Trong kinh tế học vĩ mô, Chính sách tiền tệ mở rộng là khi ngân hàng Trung ương bơm tiền vào thị trường mở rộng nguồn cung tiền hơn mức bình thường làm cho lãi suất giảm xuống, từ đó tăng nhu cầu chi tiêu, tạo nhiều việc làm hơn để đáp ứng lượng hàng hóa, dẫn đến việc thúc đẩy đầu tư tài chính và mở rộng sản xuất kinh doanh.
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Ba cách để ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng:
– Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
– Hạ lãi suất chết khấu đối với ngân hàng thương mại.
– Mua chứng khoán.
Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ mở rộng được sử dụng trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng.