Kiến thức chung

Chủ trương diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm của Đảng sau CM tháng Tám

Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong những năm 1945 – 1946, trước sự bao vây của các thế lực thù địch cũng như những khó khăn trên tất cả các lĩnh vực cảu đời sống kinh tế – xã hội, Đảng CS Đông Dương và chủ tịch Hồ Chí Minh linh hoạt khơi dậy sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ như diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

(i) Diệt giặc đói: đây là nhiệm vụ cấp bách, Đảng và chính phủ vận động toàn dân tham gia sản xuất, tiết kiệm lương thực, kêu gọi nhường cơm sẻ áo “hũ gạo tình thương”, “ngày đồng tâm”, với khẩu hiệu “không một tấc đất bỏ hoang” nhanh chóng gieo trồng cây lương thực, hoa mùa, tịch thu ruộng đất của bọn Việt gian chia cho nông dân, giảm tô thuế …Nhờ vậy sản xuất nông nghiệp được khôi phục nạn đói bị đẩy lùi.

(ii) Diệt giặc dốt:

– 8/9 lập Nha Bình dân học vụ chuyên lo công tác cống nạn mù chữ

– Đến tháng 3/1946 ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ có 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên. Nội dung và phương pháp được đổi mới theo tinh thần dân tộc và dân chủ.

Khắc phụ khó khăn về tài chính:

– Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân trong cả nứơc. Hưởng ứng xây dựng “quỹ độc lập”, “tuần lễ vàng” do chính phủ phát động, nhân dân ta tự nguyện đóng góp 370 kg vàng và 20 triệu đồng.

– 31/1/1946 phát hành giấy bạc Việt Nam

Ý nghĩa: có ý nghĩa chính trị to lớn: làm nổi bật tính ưu việt của chế độ mới; xây dựng vững chắc khối liên minh công nông; giải quyết được những quyền lợi cơ bản cho người dân, nhân dân càng gắn bó và tin tưởng vào Đảng và chính phủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *