Chức năng nào của nhà nước là quan trọng nhất?
Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện bản chất nhà nước và nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước trong giai đoạn phát triển cụ thể.
Chức năng của Nhà nước bao gồm các đặc điểm sau:
(i) Chức năng nhà nước không phải là những hoạt động cụ thể riêng biệt của nhà nước mà là sự khái quát hóa 1 số hay 1 nhóm hoạt động của nhà nước.
(ii) Không thể xác định chức năng nhà nước theo hoạt động của nhà nước.
(iii) Nhiệm vụ là những mục tiêu nhà nước cần đạt tới, vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Mục tiêu là những kết quả cần đạt tới, xác định trước, thể hiện ý chỉ chủ quan. Vấn đề khách quan đặt ra cần được nhà nước giải quyết, không phụ thuộc vào y chí chủ quan con người.
Phân loại chức năng của nhà nước
Trong khoa học pháp lí hiện nay có nhiều cách phân loại chức năng của nhà nước:
(i) Căn cứ vào phạm vỉ hoạt động của nhà nước, chức năng của nhà nước được phân thành các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại:
– Các chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các cá nhân, tổ chức trong nước, chẳng hạn chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng trấn áp, chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
– Các chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác, chẳng hạn chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế.
(ii) Căn cứ vào hoạt động của nhậ nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng của nhà nước được phân theo từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, tương ứng mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội là một chức năng của nhà nước. Chẳng hạn:
– Chức năng kinh tế: Đây là chức năng của mọi nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng này nhằm củng cố và bảo vệ cơ sở tồn tại của nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế.
– Chức năng xã hội: Đó là toàn bộ hoạt động của nhà nước trong việc tổ chức và quản lí các vấn đề xã hội của đời sống như vấn đề về môi trường, giáo dục, y tế, lao động, việc làm, thu nhập của người dân, phòng chống thiên tai… Đây là các hoạt động góp phần củng cố và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định, phát triển an toàn và hài hoà của toàn xã hội.
– Chức năng trấn áp: Trong điều kiện có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp sự phản kháng của giai cấp bị trị là rất cần thiết nhằm bảo vệ sự tồn tại vững chắc của nhà nước, bảo vệ lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống trị.
– Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: Đây là chức năng đặc trưng của các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về trước. Các nhà nước đó thực hiện chức năng này nhằm xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, bóc lột nhân dân cũng như áp đặt sự nô dịch đối với các dân tộc khác.
– Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội: Đây là chức năng của các nhà nước nói chung. Thực hiện chức năng này, nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp, nhất là các biện pháp pháp lí nhằm phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, đảm bảo ổn định, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
– Chức năng bảo vệ đất nước: Đây là chức năng của mọi nhà nước. Trước đây, nhiều nhà nước thường phát động chiến tranh xâm lược nước khác, ngày nay, nhiều nhà nước vẫn tìm cách áp đặt ý chí của mình đối với nước khác. Trong điều kiện đó, các nhà nước phải thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ đất nước, chống lại các cuộc chiến nanh xâm lược cũng như các ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài.
– Chức năng quan hệ với các nước khác: Các nhà nước thực hiện chức năng này nhằm thiết lập các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá… với các quốc gia khác để trước hết phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục… trong nước, qua đó có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề có tính chất quốc tế.
Ngoài các cách phân loại nêu trên, chức năng nhà nước còn có thể được phân loại theo những căn cứ khác. Chẳng hạn, dựa vào bản chất của nhà nước, chức năng của nhà nước được phân chia thành các chức năng thể hiện tính giai cấp và các chức năng thể hiện tính xã hội; dựa vào mục đích thực hiện, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng cai trị và chức năng phục vụ; dựa vào hình thức thực hiện, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng lập pháp, chức năng hành pháp, chức năng tư pháp…