0Bình luận

Chứng chỉ hành nghề y, điều dưỡng có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (chứng chỉ hành nghề y)là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề).

Hiện hành, pháp luật không quy định thời hạn sử dụng đối với chứng chỉ hành nghề y, điều dưỡng.

>> Xem thêm:

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam

(i) Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

– Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

– Giấy chứng nhận là lương y;

– Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

(ii) Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

(iii) Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

(iv) Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề y

(i) Chứng chỉ hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

– Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;

– Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật;

– Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;

– Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh;

– Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;

– Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;

– Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

(ii) Trong trường hợp phát hiện người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật mà không thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh thì tùy theo tính chất, mức độ sai sót, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật.

Ý kiến