Đất đã sang tên sổ đỏ cho con có lấy lại được không?

Bố mẹ sang tên căn nhà đang ở cho vợ chồng anh trai. Sau đó bố và anh trai em lần lượt mất. Mẹ, chị dâu và cháu trai em sống chung một nhà. (Hoà Hạnh)

Mẹ cho rằng từ ngày chồng mất, chị dâu thay tính đổi nết, không tôn trọng mẹ như trước. Gần đây, chị cũng gặp gỡ người đàn ông khác, khiến mẹ không hài lòng.

Mẹ nói với chị, nếu chị cưới người khác sẽ đòi lại nhà đất. Chị dâu thì cho rằng không thể làm vậy vì đất đã sang tên, hơn nữa còn thuộc quyền sở hữu của bố em, một mình mẹ không thể quyết.

Trong trường hợp này, mẹ em có thể đòi lại mảnh đất đã cho anh trai, chị dâu?

Vấn đề này đã được Luật sư Vũ Tiến Vinh – Công ty luật Bảo An, Hà Nội trả lời trên báo VnExpress nh

Theo quy định của Luật Đất đai về trình tự, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất, việc tặng cho quyền sử dụng đất phải có văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho có công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền và phải đăng ký biến động (trước bạ, sang tên) theo quy định.

Với quy định nói trên, việc sang tên (tặng cho) mảnh đất giữa bố mẹ bạn và vợ chồng anh trai bạn đã hoàn tất. Việc tặng cho giữa hai bên là tự nguyện, không bên nào bị lừa dối, dụ dỗ, ép buộc nên không có căn cứ để đòi lại (hủy hợp đồng tặng cho) tài sản.

Việc mẹ bạn cho rằng chị dâu bạn thay đổi tính nết, thiếu tôn trọng mẹ bạn cũng không phải căn cứ để hủy bỏ việc đã tặng cho tài sản trước đây bởi việc tặng cho là vô điều kiện, không bị ràng buộc bởi hành vi ứng xử của một trong các bên sau khi hợp đồng tặng cho đã hoàn tất.

Trường hợp chị dâu bạn có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với mẹ thì chịu sự điều chỉnh của các quy phạm đạo đức. Nếu mẹ bạn cho rằng bị xúc phạm nghiêm trọng thì có quyền yêu cầu pháp luật giải quyết, xử lý.

Theo quy định của pháp luật về thừa kế, mẹ bạn có quyền yêu cầu chia thừa kế đối với di sản mà anh trai bạn để lại (1/2 giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn tiền với đất, nếu có). Quyền yêu cầu này không phụ thuộc anh trai bạn có để lại di chúc hay không để lại di chúc. Tuy nhiên, mẹ bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề để có quyết định đúng đắn, hợp tình, hợp lý, giữ gìn được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt TRÌNH CHẶN QUẢNG CÁO của bạn!

Cảm ơn bạn đã chọn website CỐ VẤN PHÁP LÝ!
Có vẻ như bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo. Quảng cáo tài trợ kinh phí cho website chất lượng và hoạt động tốt hơn.
Vui lòng cho phép quảng cáo để tiếp tục thưởng thức những thông tin pháp luật mới nhất mỗi ngày.