Diễn biến, ý nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ 1936 – 1939
1. Đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, dân sinh:
– Phong trào ĐD đại hội, Đảng vận động nhân dân thảo ra bản dân nguyện gửi tới phái đoàn của quốc hội Pháp sang điều tra tình hình ĐD, tiến tới ĐD đại hội (8/1936).
– Phong trào đón Gôđa và Breviê năm 1937: lợi dụng sự kiện Gôđa sang điều tra tình hình và Breviê sang nhậm chức toàn quyền ĐD, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, “đón rước”, biểu dương lực lượng, đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
– Phong trào dân sinh, dân chủ trong những năm 1937 – 1939, với các cuộc mittinh, biểu tình của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc đấu tranh ngày 1/5/1938 ở Hà Nội và nhiều thành phố khác.
2. Ý nghĩa:
– Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Buộc pháp phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về dân sinh, dân chủ.
– Qua phong trào quần chúng được giác ngộ và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu. Đội ngũ cán bộ Đảng viên trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm,
– Đảng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua thực tế đấu tranh.
– Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc với những hành động phá hoại của các thế lực phản động khác.
3. Bài học kinh nghiệm:
– Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
– Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp
– Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc..
→ Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 như một cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám – 1945.