Chính sách mớiĐất đai - Nhà ởTin tức pháp luật nổi bật

Điều kiện mua bán đất đai, sang tên sổ đỏ năm 2023

Ở nước ta hiện nay không có chế độ tư hữu về đất đai, mà đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân được sử dụng đất khi được Nhà nước trao quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.

Vì người dân không có quyền sở hữu đất đai nên về mặt pháp lý không có khái niệm mua bán đất đai (thường được sử dụng trên thực tế), cụm từ đúng về mặt pháp lý và được sử dụng rộng rãi trong các quy định của pháp luật phải là “Chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong mọi trường hợp (giữa cá nhân với cá nhân, tổ chức với tổ chức hoặc tổ chức với cá nhân) đều phải đáp ứng đủ các điều kiện nhất định mà pháp luật đã quy định.

Theo đó, theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn liên quan thì tổ chức, cá nhân sử dụng đất chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân khác khi có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Thứ nhất, quyền sử dụng đất chuyển nhượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thực tế hay được gọi là sổ đỏ);

(ii) Thứ hai, đất đai không có tranh chấp với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

(iii) Thứ ba, quyền sử dụng đất không bị kê biên để thi hành án.

(iv) Thứ tư, đất trong thời hạn sử dụng đất (hay nói đơn giản là đất còn thời hạn sử dụng).

(v) Thứ năm, người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 1991 của Luật Đất đai năm 2013.

Ví dụ như “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa”.

Các bên tham gia giao dịch cần lưu ý việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *