0Bình luận

Đường lối lãnh đạo của Đảng với cách mạng ở hai miền giai đoạn 1954 – 1975

1. Hoàn cảnh lịch sử:

Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, quá độ lên CNXH. Miền Nam, đế quốc Mỹ nhanh chóng hất cẳng Pháp, biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng.

2. Nội dung đường lối:

Là kết quả của việc tìm tòi, thử nghiệm, độc lập, tự chủ và sáng tạo của Dảng ta; được phác hoạ trong nhiều văn kiện, nhưng chủ yếu văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960):

Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai

Hai là, mỗi chiến lược cách mạng ở mỗi miền giữ một vị trí quan trọng khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò “quyết định nhất”. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò “quyết định trực tiếp”. Cuộc cách mạng miền Nam, trước hết là để giải phóng nhân dân miền Nam thoát khỏi sự thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai; góp phần bảo vệ miền Bắc, tạo điều kiện cho miền Bắc tiến hành thắng lợi sự nghiệp cải tao và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc, trước hết là xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc ngày càng vững mạnh; chi viện sức người, sức của ngày càng lớn cho cách mạng miền Nam.

Ba là, sự gắn bó chặt chẽ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai miền cùng nhằm một mục tiêu chung là hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hoà bình, độc lập, thống nhất nước nhà.

Tại sao nói ĐCSVN ra đời đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

Trước khi Đảng ra đời trước năm 1930 nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về đường lối và giai cấp lãnh đạo tiên tiến. Biểu hiện: các phong trào đấu tranh diễn ra liên tiếp mạnh mẽ quật khởi nhưng đều thất bại (khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phong trào Cần Vương, cuộc đấu tranh của PBC và PCT), từ năm 1930 khi Đảng ta ra đời với chính cương sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc và luận cương của Trần Phú đã chỉ ra đường lối đúng đắn cho CMVN đó là: Tiến hành cuộc CM tư sản dân quyền, CM ruộng đất sau đó tiến thẳng lên CMXH bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Như vậy sự ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối và giai cấp mở ra 1 thời kỳ mới. CMVN dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN theo chủ nghĩa Mác Lênin.

Trước khi Đảng ra đời CM nước ta chưa tập hợp được toàn bộ các lực lượng đoàn kết chống xâm lược. Biểu hiện: những nhà lãnh đạo đã kêu gọi quần chúng nhân dân đấu tranh chống Pháp giành độc lập kêu gọi chống phong kiến để giành ruộng đất chưa chú ý đến nguyện vọng của nhân dân nên không tập hợp được đông đảo quần chúng. Khi Đảng ra đời đã xây dựng đc 1 lực lượng CM mới bao gồm mọi tầng lớp nhân dân mà nòng cốt là liên minh công nông, Đảng đã thực hiện đồng thời 2 khẩu hiệu :” Độc lập dân tộc”, ” ruộng đất cho dân cày” đáp ứng đc nguyện vọng của nhân dân và đã xây dựng đc trên thực tế khối liên minh công nông vững chắc.

Trước năm 1930 các cuộc đấu tranh nổ ra đều chưa có phương pháp CM đúng đắn. Biểu hiện: hình thức đấu tranh vũ trang của các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, đơn độc chiến thuật thì thủ hiểm, phòng ngự bị động nên bị thất bại (VD như Phong trào Cần Vương) hay hoạt động của PBC lại muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp giành độc lập, PCT muốn xin Pháp thực hiện nhiều cải cách dân chủ kết cục đều bị bế tắc hoặc hùng cứ 1 phương như Hoàng Hoa Thám với khởi nghĩa Yên Thế sau gần 30 năm cũng bị thất bại. Sau khi Đảng ta ra đời đã xây dựng đc phương pháp CM đúng đắn: phải dựa vào chính sức mình, dựa vào 2 lực lượng cơ bản: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, sử dụng 2 hình thức đấu tranh chủ yếu: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, Đảng cũng nhấn mạnh CM muốn thành công phải nổ ra đúng thời cơ và có sự chuẩn bị chu đáo.

Trước năm 1930 các nhà lãnh đạo CM cũng ra nước ngoài tìm bạn đồng minh chống giặc như Phan Đình phùng, PBC, PCT nhưng đều không thành công. Sau khi Đảng ra đời đưa CMVN trở thành bộ phận khăng khít của CMTG tức là góp phần vào sự nghiệp chung của CMTG và ngược lại nhận được sự đồng tình giúp đỡ của CMTG. Như vậy Đảng ra đời đã xây dựng được bạn đồng minh mới tạo nên sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trong thời đại mới; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử; là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của các chiến sĩ cách mạng đứng đầu là Bác Hồ kính yêu của chúng ta.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ rằng: Giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đó cũng là cột mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm đã được giải quyết. Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng Mác- Lênin chân chính với đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo là cơ sở lý luận vững chắc đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc phát triển của đất nước.

Ý kiến