0Bình luận

Hướng dẫn quy trình và thủ tục chuyển nhượng đất hộ gia đình

Theo quy định tại Khoản 29, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai thì hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 14 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/1/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ thì người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1, Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Theo đó, để thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với đất cấp cho hộ gia đình thì người có tên trên Giấy chứng nhận chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Quy trình chuyển nhượng đất hộ gia đình

Bước 1: Ký hợp đồng mua bán/chuyển nhượng đất đai có công chứng/chứng thực

Việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình không khác so với các giao dịch chuyển nhượng đất đai khác. Các bên vẫn thực hiện thủ tục này tại văn phòng công chứng/phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Điểm khác biệt là, tại đây, người/cơ quan ký công chứng/chứng thực sẽ kiểm tra, xem xét cụ thể nguồn gốc đất được ghi nhận trong sổ hồng và những người của hộ gia đình được cấp sổ hồng để xác định bên bán là những người nào. Việc mua bán, chuyển nhượng thửa đất cấp cho hộ gia đình chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của toàn bộ các thành viên trong hộ gia đình cùng có quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Thủ tục ký hợp đồng chuyển nhượng sau khi đã xác nhận cụ thể bên bán gồm những ai.

Lưu ý: Các bên cũng cần phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo quy định pháp luật khi công chứng/chứng thực hợp đồng chuyển nhượng

+ Giấy tờ tùy thân của bên bán và bên mua (căn cước công dân/hộ chiếu/chứng minh nhân dân còn thời hạn);

+ Giấy tờ chứng minh nơi thường trú hợp pháp hiện tại của các bên (sổ hộ khẩu,…);

+ Giấy chứng nhận kết hôn/giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Sổ hồng (bản chính);

Bước 2: Đăng ký biến động/đăng ký sang tên quyền sử dụng đất

Sau khi ký kết hợp đồng, các bên tiến hành thủ tục đăng ký biến động, sang tên quyền sử dụng đất tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất như bình thường.

Ý kiến