Khái niệm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của tội phạm học
1. Khái niệm
Trên thế giới có rất nhiều các khái niệm khác nhau về tội phạm học. Ở Việt Nam, trong các tài liệu về tội phạm học, định nghĩa về tội phạm học được đău ra tương đối thống nhất, trong đó nhấn mạnh đối tưởng nghiên cứu của tội phạm học là tội phạm và người phạm tội, nguyên nhân của tội phạm và các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Ta có thể rút ra định nghĩa tội phạm học như sau:
Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.
2. Đối tượng nghiên cứu
– Tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu ở góc độ là 1 hiện tượng xã hội pháp lý, được hình thành từ 1 thể thống nhất của các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội . Tội phạm học nghiên cứu tình hình tội phạm để làm sáng tỏ những đặc điểm thuộc tính của tình hình tội phạm, những thông số cơ bản của tình hình tội phạm.
– Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu là những hiện tượng có khả năng làm phát sinh tồn tại tình hình tội phạm trong xã hội dựng được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Trong những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm, tội phạm học tập trung vào 2 nhóm nhân tố chính: Nguyên nhân và điều kiện mang tính xã hội (tình hình thất nghiệp, nền kinh tế khó khăn, tâm lý văn hóa … ). Nguyên nhân và điều kiện mang tính pháp lý hình sự (việc vận hành của hệ thống pháp luật, cơ chế áp dụng, sửa đổi bộ luật hình sự …)
– Nghiên cứu những đặc điểm thuộc nhân thân người phạm tội về nhân thân người phạm tội có vai trò trong việc phạm tội để lý giải được nguyên nhân phạm tội. Nhân thân người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu bao gồm những đặc điểm đặc trưng điển hình phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội và những đặc điểm này có vai trò quan trọng trong cơ chế của hành vi phạm tội và góp phần phát sinh 1 tội phạm cụ thể.
– Phòng ngừa tội phạm được tội phạm học nghiên cứu bao gồm: Các biện pháp phòng ngừa tội phạm, các nguyên tắc tiến hành họat động phòng ngừa, hệ thống các chủ thể tham gia vào hoạt động phòng ngừa, vấn đề dự báo tội phạm, vấn đề kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm trong xã hội nhằm có thể kiểm soát được tình hình tội phạm trong xã hội
3. Phương pháp nghiên cứu
a/ Phương pháp luận.
Phương pháp luận của tội phạm học là hệ thống các khái niệm các luận điểm, nguyên tắc quy luật phạm trù của triết học Mác – Lênin và của các ngành khoa học xã hội như xã hội học, tâm lý học cho ta phương thức nghiên cứu đối tượng của tội phạm học và trở thành phương pháp luận của tội phạm học
b/ Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học là các phương pháp, biện pháp, cách thức cụ thể được sử dụng để thu thập xử lý và phân tích thông tin về những vấn đề mà tội phạm học nghiên cứu.
+ Phương pháp pháp lý: Xuất phát từ tính chất của tội phạm học là một ngành khoa học pháp lý xã hội học mà nó sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu là phương pháp pháp lý và phương pháp xã hội học.
– Các phương pháp pháp lý như phương pháp hệ thống; phương pháp so sánh lịch sử; phương pháp phân tích hiệu quả của hoạt động lập pháp và hiệu quả áp dụng pháp luật.
– Các phương pháp xã hội học như phương pháp thống kê; phương pháp phiếu điều tra; phương pháp phỏng vấn; phương pháp quan sát, thực nghiệm, nghiên cứu tội phạm học chọn lọc.
+ Phương pháp thống kê hình sự; Là phương pháp được sử dụng để thu thập và phân tích các số liệu về tình hình tội phạm và những vấn đề có liên quan đến tình hình tội phạm (đây là một phương pháp quan trọng trong tội phạm học).
– Nhiệm vụ của phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê đưa ra các số liệu về thực trạng và động thái của tình hình tội phạm theo các chỉ số tuyệt đối và tương đối về thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của tình hình tội phạm về hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
– Xác định mối liên hệ sự phụ thuộc, sự tương quan giữa các số liệu thống kê của tình trang và động thái của tình hình tội phạm với sự phát triển của các quá trình hiện tượng này hoặc các quá trình hiện tượng khác. Các mối liên hẹ sự phụ thuộc của thực trạng và động thái của tình hình tội phạm với hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
– Xác định khuynh hướng phát triển của tình hình tội phạm và của các nhân tố quyết định nó từ đó đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm.
– Làm sáng tỏ những mặt tích cực những mặt hạn chế trong thực tiễn đấu tranh với tình hình tội phạm góp phần soạn thảo các kiến nghị và đề nghị về phần hoàn thiện công tác đó. Đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của xã hội.
+ Phương pháp nghiên cứu tội phạm học chọn lọc.
– Khái niệm: là phương pháp nghiên cứu các bộ phận của đối tượng để đưa ra đặc điểm cái toàn thể về đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của phương pháp này là bổ sung cho phương pháp thống kê.
– Phương pháp thống kê chỉ thống kê số liệu không đi sâu vào nghiên cứu tính chất tội phạm, phương pháp nghiên cứu tội phạm học chọn lọc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu bản chất, thủ đoạn của tội phạm.
+ Phương pháp phiếu điều tra:
– Phương pháp phiếu điều tra là phương pháp thu thập phân tích, các tài liệu thu được từ những người được hỏi bằng phiếu điều tra có các câu hỏi được ghi sẵn.
– Nhiệm vụ : Bổ sung cho phương pháp thống kê.
– Mục đích : Nghiên cứu tội phạm ẩn, nghiên cứu nguyên nhân điều kiện phạm tội, hoàn cảnh người phạm tội…
Phiếu điều tra có ba dạng câu hỏi : câu hỏi mở, câu hỏi đóng và câu hỏi đóng mở.
+ Phương pháp đối thoại
– Là phương pháp mà người nghiên cứu trực tiếp hỏi và người được hỏi trả lời bằng hình thức nói.
+ Phương pháp quan sát
– Là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng mắt để thu nhận những thông tin cần nghiên cứu.
– Mục đích : chủ yếu là để nghiên cứu phương pháp phòng ngừa.
Ngoài ra người ta còn sử dụng phương pháp toán học, logic học, tâm lý học,… để nghiên cứu tội phạm học.