0Bình luận

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2023 có phải cởi đồ không?

Theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, trong đó nội dung khám sức khỏe gồm:

– Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;

– Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;

– Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Hơn nữa, tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, trong đó khám các bệnh ngoại khoa.

Do đó, đối với một số bệnh khi kiểm tra sức khỏe buộc công dân phải cởi đồ để bác sĩ có thể khám chi tiết và xác định chính xác tình trạng bệnh. Do đó, trong quá trình khám nghĩa vụ quân sự thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu anh cởi đồ để kiểm tra.

Những điều cần biết về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2023:

Độ tuổi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2023

Theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Do đó, công dân từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi phải tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đối với công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học (chưa nhập ngũ) thì đến 27 tuổi.

Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và thời gian nhập ngũ 2023

– Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào tháng 2/2022 hoặc tháng 3/2023. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01/11/2022 đến hết ngày 31/12/2022; đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ.

– Trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai; thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chế độ chính sách của công dân trong thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2023

– Đối với công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước: Trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự được hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.

– Đối với công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự được đảm bảo các chế độ sau:

+ Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;

+ Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.

Không đủ sức khỏe sẽ được tạm hoãn gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự 2023

Theo quy định của pháp luật thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Trường hợp công dân chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe theo quy định kể trên thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Chỉ đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ.

Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.

Do đó, công dân chỉ đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự phạt đến 1.200.000 đồng

Khi nhận được lệnh gọi khám sức khỏe NVQS của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, công dân có nghĩa vụ có mặt đúng thời gian, địa điểm khám sức khỏe ghi trong giấy gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Nếu không có mặt để khám sức khỏe NVQS, công dân có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với hình phạt có thể lên đến 05 năm tù.

Ý kiến