0Bình luận

Lạm phát luôn luôn có hại đối với nền kinh tế đúng hay sai?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.

>>> Xem thêm:

Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.

Lạm phát gây ra nhiều hậu quả đối với nền kinh tế, đơn cử như:

– Thứ nhất, đồng tiền bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng cao

– Thứ hai, tiền tệ và thuế là 2 công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền kinh tế đã bị vô hiệu hóa, vì tiền tệ bị mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa, các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm phát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trong trường hợp nhà nước có thể chỉ số hóa luật thuế thích hợp với mức lạm phát, thì tác dụng điều chỉnh của thuế cũng vẫn bị hạn chế.

– Thứ ba, phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng hóa có giá trị tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và những người có các hàng hóa mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi.

– Thứ tư, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc…gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí.

– Thứ năm, xuyên tác bóp méo các yếu tố của thị trường làm cho các điều kiện của thị trường bị biến dạng. Hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hóa, giá cả tiền tệ, giá cả lao động…Một khi những giá cả này tăng hay giảm đột biến và liên tục thì các yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo.

– Thứ sáu, sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi nhuận cao.

– Thứ bảy, ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng giảm về mặt giá trị.

– Thứ tám, đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình thường của ngân hàng bị phá vỡ, ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội.

-Thứ chín, đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, đặc biệt là đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn. Mặt khác lạm phát cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng là tmf cách tháo chạy ra khỏi đồng tiền và tìm mua bất cứ hàng hóa dù không có nhu cầu. Từ đó làm giàu cho những người đầu cơ tích trữ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào lạm phát cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế. mà trong một số trường hợp, lạm phát sẽ có những ảnh hưởng tích cực, đơn cử như:

– Lạm phát vừa phải tạo nên một sự chênh lệch giá hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng làm cho thương mại năng động hơn.

– Lạm phát vừa phải làm cho nội tệ mất giá nhẹ so với ngoại tệ, đây là lợi thế để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế, khuyến khích sản xuất trong nước phát triển.

– Lạm phát vừa phải thường tương đồng với một tỷ lệ thất nghiệp nhất định. Đó là yếu tố buộc người lao động phải nâng cao trình độ chuyên môn, cạnh tranh chỗ làm việc.

Ý kiến