Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm đúng hay sai?
Cho nhận định: “Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm“. Theo anh chị, nhận định này đúng hay sai? Giải thích tại sao?
Nhận định “Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm” là sai, bởi tội phạm không chỉ là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà còn phải được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện, một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.
Nếu không thỏa mãn được các đặc điểm trên thì hành vi nguy hiểm cho xã hội vẫn chưa thể xem là “Tội phạm” theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là gì?
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Các quan hệ đó là: độc tập, chủ quyền, thống nhất. toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, Nên văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp cửa tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe. danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nếu thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra không đáng kể thì không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội và không bị coi là hành vi phạm tội.
Ví dụ: trộm cắp chưa đến 2 triệu đồng mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích thì không bị coi là tội phạm.
Khi đã xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng tức là đã coi hành vi đó là hành vi phạm tội tuy nhiên người thực hiện hành vi đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phải căn cứ vào các yếu tố khác như: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự, lỗi và các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.