Mọi hành vi phạm tội đều trái pháp luật hình sự đúng hay sai?
Cho nhận định: “Mọi hành vi phạm tội đều trái pháp luật hình sự“. Theo anh (chị) thì nhận định này đúng hay sai? Giải thích tại sao?
Nhận định “Mọi hành vi phạm tội đều trái pháp luật hình sự” là đúng, bởi vì nếu không trái pháp luật hình sự thì không là hành vi phạm tội.
Phân biệt Phạm tội và Tội phạm
Không phải hành vi “phạm tội” nào cũng bị xem là “tội phạm”. “Tội phạm” và “Phạm tội” là hai khái niệm khác nhau nhưng khi sử dụng lại dễ nhầm lẫn. Do đó, cần phân biệt hai khái niệm này để sử dụng cho phù hợp.
(i) Tội phạm:
Tội phạm bao gồm các yếu tố sau: mặt khách quan (hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật Hình sự, mặt chủ quan (lỗi của hành vi), khách thể(quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ), chủ thể thực hiện hành vi (người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự).
(ii) Phạm tội:
Phạm tội là hành động thực hiện tội phạm. Có nghĩa là phạm tội là hành vi có dấu hiệu của tội phạm phải qua điều tra, truy tố, xét xử mới xác định được hành vi phạm tội đó có phải là tội phạm không.
Không phải mọi hành vi phạm tội đều là tội phạm. Chẳng hạn, khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người không có năng lực trách nhiệm hình sự thì hành vi phạm tội đó không bị coi là tội phạm.