Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật?
Vi phạm pháp luật là gì?
Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người trái với quy định của pháp luật, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.
Vi phạm pháp luật là trường hợp các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để bị coi là vi phạm pháp luật, cần phải hội đủ các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật.
>> Xem thêm:
- Tại sao nói áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo?
- Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật đúng hay sai?
- Mọi quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật đúng hay sai?
Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
– Hành vi xác định của cá nhân, pháp nhân cụ thể.
– Hành vi xác định phải trái pháp luật hiện hành.
– Hành vi trái pháp luật đó phải có lỗi của chủ thể.
– Chủ thể vi phạm pháp luật phải có đủ năng lực chủ thể.
Các loại vi phạm pháp luật cơ bản
– Căn cứ vào mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật, chúng được chia thành tội phạm và các vi phạm pháp luật không phải là tội phạm.
– Căn cứ vào đặc điểm khách thể vi phạm pháp luật, chúng dược chia theo Ngành Luật, chế định pháp luật. Có các loại vi phạm pháp luật: Vi phạm hình sự (tội phạm), vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật.
Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật đúng hay sai?
Nhận định “Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật” là sai, bởi vì không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật.
Chỉ có hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành vi vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi nghĩa là xác định trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ.
Nếu một hành vi được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm thần), trẻ em (chưa đến độ tuổi theo quy định của pháp luật) cũng không được coi là vi phạm pháp luật vì họ không có khả năng nhận thức điều khiển được hành vi của mình.