0Bình luận

Mọi nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước đúng hay sai?

Không phải nhà nước nào cũng bắt buộc đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước. Ví dụ điển hình như Việt Nam, Việt Nam không trải qua nhà nước Tư bản chủ nghĩa mà từ nhà nước phong kiến tiến lên nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà Nguyễn sụp đổ chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Việt Nam, từ đó Việt Nam xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.

>>> Xem thêm:

04 kiểu nhà nước trong lịch sử

Kiểu nhà nước là thuật ngữ để chỉ những nhà nước cùng có chung những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện kinh tế xã hội của sự tồn tại của nhà nước.

Có bốn kiểu nhà nước trong lịch sử, bao gồm:

– Kiểu nhà nước chủ nô: chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và nô lệ.

– Kiểu nhà nước phong kiến: hầu hết các địa chủ phong kiến, áp dụng nguyên tắc tương ứng giữa quyền lực được trao và ruộng đất được cấp.

– Kiểu nhà nước tư sản: xác định hình thức pháp lý nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Bản chất: nhà nước tư sản vẫn là công cụ trong tay giai cấp tư sản để thực hiện nền chuyên chính tư sản đối với toàn xã hội.

– Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa: là nhà nước kiểu mới, có bản chất khác với các kiểu nhà nước của giai cấp bóc lột. Sứ mệnh của nhà nước XHCN, tất cả vì sự bình đẳng, công bằng và sự pt bền vững của xã hội.

Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn là quy luật tất yếu. Quy luật về sự thay thế các kiểu nhà nước phù hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế các hình thái kinh tế – xã hội.

Kiểu nhà nước mới thay thế kiểu nhà nước cũ thông qua cuộc cách mạng xã hội vì giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất cũ sẽ không bao giờ từ bỏ quyền thống trị của mình nên giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới sẽ phải đấu trang lật đổ giai cấp đại diện cho phương thức sx cũ.

Kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn kiểu nhà nước cũ vì không những nó đại diện cho phương thức sản xuất mới mà còn tạo điều kiện phát triển phương thức sản xuất đó

Sự kế thừa của kiểu nhà nước sau so với kiểu nhà nước cũ thể hiện ở chỗ nó không xóa bỏ hoàn toàn kiểu nhà nước mới mà nó kế thừa có chọn lọc những điểm tiến bộ về tổ chức, thiết chế bộ máy nhà nước,..nếu nó không mâu thuẫn với chế độ mới.

Ý kiến