Mối quan hệ giữa Luật quốc tế và Luật quốc gia
1. Cơ sở hình thành mối quan hệ
– Cơ sở lý luận: xuất phát từ2 chức năng cơ bản của nhà nước là đối nội và đối ngoại. Tham gia LQT đòi hỏi QG phải mở cửa, xây dựng và điều chỉnh chính sách đối nội đối ngoại sao cho phù hợp
– Cơ sở pháp lý:
+ Sự có mặt của quốc gia trong quá trình ban hành và xây dựng LQT và LQG xuất phát từ lợi ích các QG
+ LQT tồn tại nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế. Nguyên tắc này đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện ĐƯQT.
2. Tính chất mối quan hệ giữa LQT và LQG
– LQT và LQG là 2 hệ thống PL tồn tại song song và có mqh biện chứng tác động qua lại lẫn nhau góp phần cùng nhau hình thành và phát triển.
+ Xét về khía cạnh lịch sử, LQG có trước LQT, LQG ảnh hưởng quyết định đến hình thành và phát triển LQT, LQG đóng vai trò là phương tiện thực thi LQT.
+ LQT lại có tác động trở lại vs LQG, góp phần tích cực hoàn thiện LQG nhất là các nước chậm phát triển. Khi tham gia các ĐƯQT các QG phải sửa đổi nhằm đảm bảo tính cam kết. LQT thể hiện nội dung của LQG. LQT hướng LQG theo chiều hướng tiến bộ và dân chủ hơn.
3. Ý nghĩa mối quan hệ giữa LQT và LQG
– ĐƯQT có phạm vi điều chỉnh riêng, LQT không thay thế hoàn toàn LQG
– LQT có giá trị ưu tiên hơn LQG.