Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là những quy phạm luật quốc tế để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Còn tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong quan hệ giữa các quốc gia. Tập quán quốc tế được hình thành từ nghị quyết của các tổ chức quốc tế, phán quyết của tòa án quốc tế, điều ước quốc tế.
ĐƯQT và TQQT có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau biểu hiện ở chỗ:
– Thứ nhất, sự tồn tại của một ĐƯQT không có ý nghĩa loại bỏgiá trịáp dụng của TQQT tương đương về nội dung mặc dù ĐƯQT có những ưu thế hơn so với TQQT (rõ ràng, hình thành nhanh và áp dụng thuận lợi) và nhiều trường hợp ĐƯQT có giá trị ưu thế hơn.
– Thứ hai, TQQT có ý nghĩa là cơ sở để hình thành ĐƯQT và ngược lại.
– Thứ ba, quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng điều ước và ngược lại.
– Thứtư, TQQT tạo điều kiện mởrộng hiệu lực của ĐƯQT.
Ví dụ: hiệu lực của điều ước vs bên thứ ba do việc viện dẫn quy phạm điều ước dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế.