Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủ nghĩa). Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.
Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau. Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào.
Nhà nước ra đời trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.
Tính giai cấp của nhà nước: là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước.
Tính xã hội của nhà nước: là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu hướng vận động cơ bản của nhà nước.
Tính xã hội và giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất, chúng luôn có mối quan hệ tương tác, gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm thể hiện bản chất của của bất kỳ nhà nước nào. Dù ở trong xã hội nào, bản chất của nhà nước cũng đều thể hiện ở hai mặt: Một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Đồng thời, mặt còn lại vẫn sẽ chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, mức độ và sự thể hiện của hai thuộc tính này sẽ có sự khác nhau ở từng nhà nước và ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như: nhận thức của giai cấp cầm quyền, điều kiện kinh tế – xã hội…
Theo như lịch sử phát triển của nhà nước cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, của tri thức con người cho thấy, tính giai cấp trong bản chất của nhà nước thay đổi từ công khai thể hiện tới kín đáo hơn với vấn đề giai cấp và tăng dần vai trò, trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội.