0Bình luận

Mọi quan hệ xã hội đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật đúng không?

Khái niệm quan hệ xã hội

Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người xuất hiện trong quá trình con người hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất, trong việc thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội.

Có nhiều kiểu phân chia quan hệ xã hội:

+ Quan hệ xã hội sơ cấp (mang ít tính xã hội hơn, chủ yếu là quan hệ tình cảm) và quan hệ xã hội thứ cấp (quan hệ mang tính xã hội).

+ Dựa vào những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, người ta phân chia thành các loại hình: quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ văn hoá xã hội.

+ Dựa vào vị thế xã hội của các cá nhân, người ta chia thành quan hệ người cùng vị thế và quan hệ của những người khác vị thế (quan cấp trên và cấp dưới, trung ương với địa phương).

+ Dựa vào tính chất của các kiểu quan hệ, người ta có thể chia thành quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần.

Quan hệ xã hội tồn tại khách quan và không lệ thuộc vào ý chí của con người.

Khái niệm pháp luật

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Pháp luật có những đặc điểm riêng biệt như sau:

– Pháp luật mang tính quy tắc, chuẩn mực bắt buộc thực hiện.

– Nhờ vào quyền lực Nhà nước để đảm bảo thực hiện các quy tắc.

– Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật.

– Pháp luật còn có sự chặt chẽ về mặt hình thức, được thể hiện dưới dạng văn bản.

Mọi quan hệ xã hội đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật đúng không?

Nhận định “Mọi quan hệ xã hội đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật” là sai, bởi vì không phải mọi quan hệ xã hội đều có pháp luật điều chỉnh.

Ý kiến