Mức phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca tối đa năm 2023
Theo quy định, khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
>> Xem thêm:
- Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH
- Các khoản tiền lương, phụ cấp phải tính đóng BHXH
- Mức phụ cấp nhà ở tối đa là bao nhiêu?
- Quy định chế độ phụ cấp độc hại mới nhất
- Các khoản phụ cấp không phải đóng thuế TNCN
- Mức phụ cấp xăng xe, điện thoại tối đa
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Như vậy, tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, cấp phiếu ăn, mua suất ăn thì không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu chi từ 730.000 đồng/người/tháng trở xuống, phần vượt quá sẽ tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH thì khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không thuộc thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc).