Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 năm 2023
Căn cứ Nghị định 108/2014/BĐ-CP, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Công văn số 4126/BNV-TCBC, để được nhận lương hưu hằng tháng ngay sau khi nghỉ việc, cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế phải thuộc một trong hai nhóm đối tượng sau:
Nhóm 1: Người có đủ các điều kiện sau
Có tuổi thấp hơn tối đa 5 năm so với tuổi nghỉ hưu tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động (tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường).
Năm 2022, để được về hưu trước tuổi do tinh giản biên chế: Cán bộ, công chức, viên chức nữ phải từ đủ 50 tuổi 48 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức nam phải từ đủ 55 tuổi 6 tháng.
Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
Nhóm 2: Người có đủ các điều kiện sau
Có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động (trường hợp được nghỉ hưu trước không quá 5 năm so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường).
Năm 2022, để được về hưu trước tuổi do tinh giản biên chế: Cán bộ, công chức, viên chức nữ phải từ đủ 45 tuổi 8 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức nam phải từ đủ 50 tuổi 6 tháng.
Đã đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có thêm một trong hai điều kiện sau:
+ Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc
+ Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên.
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cán bộ, công chức, viên chức được xác định thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, mức hưởng lương hưu của những người này sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Cụ thể, lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội.