0Bình luận

Nguồn gốc nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin

1. Đặc điểm của chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc bộ lạc

– Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.

– Cơ sở xã hội:

+ Mọi thành viên đều bình đẳng với nhau.

+ Không ai có tài sản riêng, không có người giàu kẻ nghèo.

+ XH không có giai cấp và đấu tranh giai cấp.

– Thị tộc là tế bào của XH được hình thành trên cơ sở huyết thống. Lúc đầu là chế độ mẫu hệ về sau là chế độ phụ hệ.

– Hội đồng thị tộc và thủ lĩnh thị tộc là cơ quan được các thành viên tổ chức ra để quản lý cộng đồng. Quyền lực mà các cơ quan này nắm giữ được gọi là “quyền lực xã hội”.

– Các quy phạm đạo đức, qui phạm tập quán được hình thành một cách tự phát, là những khuôn mẫu về hành vi xử sự được mọi người tự giác tuân theo và được gọi là “qui phạm xã hội”.

2. Nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự ra đời của nhà nước

– Nguyên nhân kinh tế: do lực lượng sản xuất phát triển -> sản phẩm LĐ dư thừa -> tư hữu -> hình thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp.

– Nguyên nhân xã hội: do sự phát triển kinh tế -> quan hệ xã hội phức tạp hơn -> cần phải có 1 lực lượng đứng ra tổ chức, hướng dẫn, điều hành trật tự chung.

Hai nguyên nhân trên được thể hiện ngày càng rõ nét qua 3 lần phân công lao động xã hội:

(i) Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt.

(ii) Thủ công tách khỏi nông nghiệp.

(iii) Thương nghiệp xuất hiện.

Những yếu tố mới nảy sinh sau 3 lần phân công lao động xã hội:

– Kinh tế phát triển, xã hội thoát khỏi đói nghèo.

– Xuất hiện chế độ tư hữu.

– Xã hội phân hóa giai cấp sâu sắc.

– Sự thay đổi nghề nghiệp.

– Sự xáo trộn dân cư

-> Tổ chức Thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ -> Nhà nước xuất hiện.

Ý kiến