Nguyên nhân, diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước, ý nghĩa của cao trào này?
1. Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) – thời cơ cách mạng đến gần
– Thế giới: Đầu năm 1945, phe phát xít liên tục thất bại nặng nề.
– Trong nước: Mâu thuẫn Nhật – Pháp gay gắt.
– Đêm 9/3/1945, Nhật nổ súng đảo chính Pháp » Pháp đầu hàng.
– Nhật tuyên bố “giúp các dân tộc Đông Dương xd nền độc lập”, dựng chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và đưa Bảo Đại làm Quốc trưởng. Thực chất là Nhật muốn độc chiếm Đông Dương
2. Chủ trương của Đảng
Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị đã xác định:
– Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
– Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
– Hình thức đấu tranh: bất hợp tác, biểu tình thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
– Hội nghị quyết định phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”.
3. Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước
– Ở căn cứ Cao – Bắc – Lạng, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân đã lãnh đạo quần chúng giải phóng hàng loạt các xã, châu, huyện…
– Ở Bắc kỳ, khẩu hiệu “Phá kho thóc giải quyết nạn đói” thu hút hàng triệu người tham gia.
– Ở Quảng Ngãi, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nồi dậy, thành lập chính quyền cách mạng, lập đội du kích Ba Tơ.
– Ở Nam kỳ: Việt Minh hoạt động mạnh mẽ, nhất là ở Mỹ Tho, Hậu Giang.
4. Nhận xét
– Qua cao trào kháng Nhật, lực lượng cách mạng phát triển vượt bậc. Kẻ thù hoang mang, suy yếu
– Cao trào kháng Nhật cứu nước đã tập dợt cho quần chúng đấu tranh, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.