Kiến thức chung

Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý hành chính nhà nước

Việc tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý hành chính nhà nước thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp tương ứng như sau:

1. Tham gia gián tiếp

(i) Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước

Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước, việc nhân dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu quả nhất trong quản lý hành chính nhà nước. Người lao động nếu đáp ứng các yêu cầu của pháp luật đều có thể tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào công việc quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

– Người lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này – họ là những đại biểu được lựa chọn thông qua bầu cử hoặc với tư cách là các cán bộ, công chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước. Khi ở cương vị là thành viên của các cơ quan có quyền lực nhà nước, người lãnh đạo trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương trong đó có các vấn đề quản lý hành chính nhà nước. Khi ở cương vị là cán bộ cán bộ, công chức nhà nước thì người lao động sẽ sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp để thực hiện vai trò người

làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, có điều kiện biến những ý chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh.

– Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương. Đây là hình thức tham gia rộng rãi nhất của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

(ii) Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội là thuật ngữ dùng chung để chỉ tất cả các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức tự quản và hội quần chúng, phân biệt với một tổ chức đặc biệt có tư cách chủ quyền quốc gia là nhà nước.

Việc tham gia các tổ chức này dựa trên nguyên tắc tự nguyện của người lao động, tạo điều kiện rộng rãi để nhân dân tham gia. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội.

Các tổ chức xã hội là công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước.

Thông qua các hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động được phát huy.

Đây là một hình thức hoạt động có ý nghĩa đối với việc bảo đảm dân chủ và mở rộng nền dân chủ ở nước ta.

2.  Tham gia trực tiếp

(i) Với tư cách là một cán bộ nhà nước có thẩm quyền

Là các cán bộ, công chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước, người lao động sẽ sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp để thực hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, có điều kiện biến những ý chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực nhằm thực hiện công việc quản lý nhà nước có hiệu quả nhất.

(ii) Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở

– Đây là hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện, các hoạt động này gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống của người dân như hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Những hoạt động này xảy ra ở nơi cư trú, làm việc, sinh hoạt nên mang tính chất tự quản của nhân dân.

– Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản này người lao động là những chủ thể tham gia tích cực nhất, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của họ được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.

(iii) Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *