Kiến thức chung

Những tác động về kinh tế, xã hội của Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa của Pháp

Trình bày hoàn cảnh, nội dung của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương. Những tác động về kinh tế, xã hội của Việt Nam sau chương trình khai thác như thế nào?

1. Hoàn cảnh

– Sau CTTG I, Pháp là nước thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng nề. Để bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh, khôi phục địa vị của Pháp trong thế giới tư bản, chính quyền Pháp đẩy mạnh bóc lột trong nước, tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam.

2. Nội dung chương trình khai thác:

Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vốn với quy mô lớn, tốc độ nhanh vào các ngành kinh tế (Số vốn đầu tư lên đến 4 tỷ Phơ-răng trong vòng 6 năm từ 1924 – 1929).

– NN: Là ngành có số vốn đầu tư nhiều nhất, chủ yếu là cho đồn điền cao su, diện tích đồn điền cao su mở rộng, nhiều công ty cao su mới ra đời.

– CN: Pháp chú trọng đầu tư khai thác mỏ than, đầu tư thêm vào khai thác thiếc, kẽm, sắt….mở mang một số ngành công nghiệp chế biến: dệt, rượu, muối, xay xát…

– TN: Ngoại thương có bước phát triển mới, giao lưu nội địa được đẩy mạnh. – GTVT: được phát triển, đô thị được mở rộng, dân cư đông hơn

– Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương. Pháp thi hành biện pháp tăng thuế.

3. Tác động về kinh tế:

– Kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới: kỹ thuật và nhân lực được đầu tư. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

4. Tác động về xã hội :

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới:

– Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa: một bộ phận không nhỏ tiểu, trong địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai.

– Giai cấp nông dân: bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hoá, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, đây là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất.

– Giai cấp tư sản: số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ.

– Giai cấp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống thực dân Pháp và tay sai.

– Giai cấp công nhân: ngày càng phát triển, bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu CMVS nên đã nhanh chóng vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.

⇒ Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *