Nội dung, giá trị chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta từ 1939 – 1945
1. Khái quát hoàn cảnh lịch sử:
– Ngày 1.9.1939, cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.
– Tháng 9.1940, phát xít Nhật đổ bộ vào Đông Dương, chúng cấu kết với thực dân Pháp và
cùng thống trị nhân dân Đông Dương.
– Mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp và Nhật ngày càng sâu sắc: chỉ trong 6 tháng từ tháng 9.1940-1.1941 đã diễn ra 3 cuộc khởi nghĩa điển hình (Bắc Sơn; Nam kỳ; Đô Lương)
2. Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:
– Nội dung được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 6 (11-1939), lần thứ 7 (11-1940), lần thứ 8 (5-1941) và tiếp tục được bổ sung, phát triển trong “Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12.3.1945.
– Tập trung giải quyết nhiệm vụ hàng đầu: đánh đổ đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc.
– Kẻ thù chủ yếu trước mắt, lúc đầu là Pháp, Nhật – Pháp, sau đó là Nhật.
– Khẩu hiệu đấu tranh “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, tay sai chia cho dân cày nghèo”; xây dựng chính quyền dân chủ cộng hoà.
– Lực lượng cách mạng là lực luợng toàn dân được tập hợp trong tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất (Việt Minh), các đoàn thể cứu nước.
– Phương pháp cách mạng là chuyển từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật; khởi nghĩa từng phần, ở từng địa phương, giành thắng lợi bộ phận, tiến tới TKN giành thắng lợi toàn diện trong cả nước.
– Xây dựng Đảng lớn mạnh về mọi mặt để làm tròn vai trò tiên phong trong cuộc đấu tranh giành độc lập, trong đó chú ý đến công tác tư tưởng…
3. Giá trị chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng:
– Về mặt lý luận: Góp phần bổ sung, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, như giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp; mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng, CMVN với cách mạng Đông Dương…
– Về mặt thực tiễn: Hội nghị Trung ương lần thứ 6, 7 và đặc biệt là lần thứ 8 (5/1941) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì có ý nghĩa lịch sử: hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.