Phân biệt Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế
Công pháp quốc tế là hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lí quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau và trong trường hợp cần thiết được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thực hiện.
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Còn tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản trong các lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.
Giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế có những điểm giống và khác nhau cơ bản sau đây:
1. Điểm giống nhau giữa Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế
– Đối tượng điều chỉnh: Các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế.
– Nguồn: Đều có nguồn là các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
– Những nguyên tắc cơ bản: Đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói chung.
– Phương pháp: bình đẳng thỏa thuận thúc đẩy phát triển quan hệ đó.
2. Sự khác nhau giữa Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế
Tiêu chí | Tư pháp quốc tế | Công pháp quốc tế |
Đối tượng điều chỉnh | Mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính chất dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài | Mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính chính trị pháp lý. |
Chủ thể | Chủ thể chủ yếu là cá nhân và pháp nhân. | Chủ thể chủ yếu là các quốc gia. |
Phương pháp điều chỉnh | Có cả phương pháp điều chỉnh trực tiếp và phương pháp điều chỉnh gián tiếp. | Không sử dụng phương pháp điều chỉnh gián tiếp. |
Các biện pháp chế tài | Sử dụng các biện pháp chế tài của lĩnh vực pháp luật dân sự. Bộ máy cưỡng chế Nhà nước. | Các biện pháp chế tài như bao vây, cấm vận, trả đũa…Các chủ thể tự cưỡng chế. |
Nguồn | Nguồn luật chủ yếu là luật của các quốc gia. | Nguồn luật chủ yếu là nguồn quốc tế. |
Tính chất | Tài sản, mang tính quyền lực NN | Yếu tố chính trị |
Nguyên tắc | 7 nguyên tăc cơ bản+các nguyên tắc chuyên biệt | 7 nguyên tắc cơ bản |
Cơ sở hình thành | Nhà nước quyết định | Tất cả các chủ thể của luật quốc tế xây dựng nên. |