Phân biệt giữa người mất năng lực hành vi và hạn chế năng lực hành vi
Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự là hai khái niệm quan trọng về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Hạn chế năng lực hành vi dân sự được nêu tại Điều 24 còn mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự.
Ngoài ra, một người chỉ được coi là bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có quyết định tuyên bố của Tòa án.
Đồng thời, khi không còn căn cứ cho việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, Tòa án cũng phải ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố trước đó.
Bên cạnh đó, khi một cá nhân đã bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự mà bắt buộc phải được thực hiện bởi người đại diện hợp pháp của người này.
Giữa người mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:
Tiêu chí | Hạn chế năng lực hành vi dân sự | Mất năng lực hành vi dân sự |
Đối tượng | Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình | Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi |
Căn cứ Tòa án ra quyết định | Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan | – Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan – Trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần |
Người đại diện | Tòa án quyết định | Người đại diện theo pháp luật |
Thực hiện giao dịch dân sự | – Phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật – Trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác | Do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. |