Phân biệt năng lực pháp luật và năng lực hành vi
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và năng lực hành vi dân sự của cá nhân là hai khái niệm quan trọng được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
1. So sánh sự khác nhau giữa năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Dân sự có quy định về Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Bên cạnh đó tại Điều 17 Bộ luật Dân sự cũng đã quy định một cách cụ thể về Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
“1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.”
Còn đối với Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự như sau:
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Từ quy định của pháp luật trên, điểm “mấu chốt” mà để cho ta phân biệt được Năng lực hành vi dân sự của cá nhân và Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như sau:
– Đối với Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân: tất cả chúng ta từ khi sinh ra cho đến khi chết đi đều có năng lực pháp luật dân sự giống nhau, điều giống nhau đó được thể hiện ở các nội dung sau đây: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được do pháp luật quy định và sẽ không bị mất đi hoặc hạn chế ở trong trường hợp nào.
– Đối với Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: Khác với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, đối với năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì phải do cá nhân đó xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự đó.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 Bộ luật Dân sự); Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi (Điều 23 Bộ luật Dân sự) và Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24 Bộ luật Dân sự).
2. Mối quan hệ giữa Năng lực pháp luật và Năng lực hành vi
Giữa Năng lực pháp luật và Năng lực hành vi có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể như sau:
– Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
– Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật. Trong một số trường hợp pháp luật cho phép, họ chỉ được tham gia vào quan hệ pháp luật một cách thụ động thông qua hành vi của người thứ ba.
– Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực chủ thể. Vì vậy cá nhân, tổ chức không thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật nếu không có năng lực pháp luật.