0Bình luận

Phân tích ưu điểm và hạn chế của tiền lệ pháp

Tiền lệ pháp là quyết định của cơ quan hành chính (tiền lệ hành chính), của Tòa án (tiền lệ tư pháp) về một việc cụ thể được nhà nước lấy làm căn cứ để giải quyết các việc tương tự xảy ra và có giá trị như pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành.

>>> Xem thêm:

Ưu điểm của tiền lệ pháp:

– Án lệ được hình thành từ hoạt động thực tiễn của các chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ phải… nên nó dễ dàng được xã hội chấp nhận.

– Án lệ có tính linh hoạt, hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

– Án lệ góp phần khắc phục những lỗ hổng, những điểm thiếu sót của văn bản quy phạm pháp luật.

Hạn chế của tiền lệ pháp:

– Án lệ được hình thành trong quá trình áp dụng pháp luật, là sản phẩm, kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật nên tính khoa học không cao bằng văn bản quy phạm pháp luật.

– Thủ tục áp dụng án lệ phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu, rộng.

– Thừa nhận án lệ có thể dẫn tới tình trạng tòa án tiếm quyền của nghị viện và Chính phủ.

Án lệ là hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến châu Âu và hiện tại đang còn được sử dụng tương đối rộng rãi ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Common Law (Anh – Mỹ).

Việt Nam chính thức thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật từ năm 2014.

Ý kiến