0Bình luận

Pháp luật chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp đúng hay sai?

Cho nhận định: “Pháp luật chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp“. Nhận định trên đúng hay sai? Giải thích tại sao?

Nhận định “Pháp luật chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp” là đúng, bởi vì theo học thuyết Mác Lênin, pháp luật chỉ ra đời, tồn tại trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của xã hội đó.

Nói đến bản chất của pháp luật trước hết phải nói đến tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không mang tính giai cấp.

Phân tích tính giai cấp của pháp luật

(i) Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội. Theo nghĩa thông thường, ý chí được hiểu là “Khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó”

Ý chí là khả năng đặc thù của loài người vì các loài động vật khác chỉ hành động theo bản năng mà không có ý chí còn con người khi đã có khả năng nhận thức đầy đủ thì hành vi của họ luôn nhằm đạt tới một mục đích nhất định.

Các giai cấp thống trị lực lượng cầm quyền trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ quyền thống trị của mình, chúng tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những cách hiệu quả nhất là biến ý chí của chúng thành ý chí của nhà nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể hiện thành các qui định cụ thể của pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoăc thực hiện trong toàn xã hội.

(ii) Pháp luật là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích của giai cấp thống trị. Mục đích của pháp luật trước hết là nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng tới các quan hệ xã hội phát triẻn theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị.

Pháp luật là sự thể chế hoá nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu, chính sách, đường lối chính trị của lực lượng cầm quyền, giúp cho lực lượng này thực hiện được quyền lãnh đạo của nó đối với toàn xã hội. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

Trong pháp luật có nhiều qui định thể hiện tính giai cấp của nó như: các qui định thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữ tài sản, quyền thống trị về chính trị và tư tưởng, quyền lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của lực lượng cầm  quyền; xác lập hệ tư tưởng thống trị trong xã hội…

Ý kiến