Pháp luật là công cụ duy nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội?
Nhận định “Pháp luật là công cụ duy nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội” là sai. Bởi vì, ngoài pháp luật thì đạo đức cũng là một công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người phát sinh trong quá trình con người hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, đó là quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất, quá trình thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội. Bao gồm: quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần.
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội. Những tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, có hoạch định. Những tương tác này phải có xu hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác.
Nói cách khác, các chủ thể hành động trong mô hình tương tác này phải đạt được một mức độ tự động hóa nhất định nào đó. Tức là, họ thực hiện gần như không có ý thức, như thói quen. Hai cá nhân ngẫu nhiên gặp nhau ở sân bay, nhà hàng hoặc rạp hát… dù có chào hỏi, trao đổi, trò chuyện thì giữa họ chưa thể coi là có mối quan hệ xã hội.
Nếu như ở những lần gặp gỡ sau các cá nhân đó lại tiếp tục sự giao tiếp và phối hợp hành động, thì giữa họ có thể coi là có mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành động. Các quan hệ này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, có tính lặp lại… Các tương tác này còn có thể mang những đặc trưng khác nữa và qua đó tạo ra các loại quan hệ xã hội khác nhau.
Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức và các quy phạm pháp luật, mà các quy phạm đạo đức thì có thể được thể chế hóa và đưa lên thành các quy phạm pháp luật nhưng không phải quy phạm đạo đức nào cũng được đưa lên thành luật cả.
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội cho nên các quy tắc ứng xử được coi là các chuẩn mực đạo đức đó đó không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã hội.