Pháp luật mang bản chất giai cấp đúng hay sai?
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, đảm bảo thực hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội, áp dụng trên phạm vi cả nước với mọi chủ thể.
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Pháp luật ra đời do nhu cầu quản lý xã hội đã phát triển tới một mức độ nhất định. Bởi khi xã hội phát triển phức tạp sẽ xuất hiện các giai cấp có sự đối lập nhau về lợi ích, dẫn đến khác nhau cả nhu cầu về chính trị, giai cấp nhằm bảo vệ lợi ích cho lực lượng thống trị trong xã hội về kinh tế, chính trị.
Pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện nên pháp luật mang bản chất giai cấp.
Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của các kiểu pháp luật nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện, đặc trưng riêng.
Pháp luật tư sản: Nhân dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ nhưng về cơ bản vẫn thực hiện ý chí, phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản;
Pháp luật xã hội chủ nghĩa: Mang bản chất của giai cấp công nhân, đại diện là Nhà nước của nhân dân lao động.
Vai trò của pháp luật
– Với Nhà nước: Pháp luật là công cụ hữu hiệu quản lý tất cả các vấn đề trong xã hội. Người dân nếu không chấp hành, chấp hành sai các quy định của pháp luật sẽ bị xử lý.
– Với công dân: Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Pháp luật đảm bảo cho công dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định.
– Với toàn xã hội: Pháp luật đảm bảo sự vận hành của toàn xã hội, đồng thời tạo lập, duy trì sự bình đẳng.