Kiến thức chung

Pháp luật mang bản chất xã hội đúng hay sai?

Nhận định “Pháp luật mang bản chất xã hội” là nhận định đúng, bởi vì pháp luật luôn gắn bó chặt chẽ với nhà nước, phản ánh bản chất của nhà nước, vì vậy, cũng như nhà nước, xét về bản chất, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính xã hội vừa mang tính giai cấp.

Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, vì:

– Pháp luật là hệ thống quy tắc ứng xử của con người, là phép đối nhân xử thế trong quan hệ giữa người với người trong đời sống hàng ngày. Pháp luật xuất hiện từ yêu cầu, đòi hỏi của đời sống cộng đồng, để điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Pháp luật là sự mô hình hóa những nhu cầu khách quan, phổ biến trong xã hội. Xã hội thông qua nhà nước, ghi nhận những cách xử sự hợp lý, khách quan, phổ biến, nghĩa là những cách xử sự được cộng đồng chấp nhận, phù hợp với lợi ích và yêu cầu của cộng đồng.

– Pháp luật được xem là những chuẩn mực chung của xã hội, thể hiện ý chí và phản ánh lợi ích chung của toàn xã hội. Pháp luật là một trong những phương tiện quan trọng để giải quyết khía cạnh “xã hội” của đời sống xã hội như phòng chống và khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ người lang thang, cơ nhỡ, … Nói cách khác, pháp luật luôn hàm chứa các giá trị xã hội phổ biến, thuộc về con người. Đồng thời, nó luôn phản ánh điều kiện kinh tế, xã hội, những quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục … của dân tộc.

– Từ thực tế cho thấy, tính xã hội của các kiểu pháp luật được thể hiện không giống nhau. Cùng với sự phát triển của xã hội, tính xã hội của pháp luật ngày càng trở nên rộng rãi và sâu sắc hơn.

One thought on “Pháp luật mang bản chất xã hội đúng hay sai?

  • cho mình xin file “Các câu hỏi nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp Luật”

    Reply

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *