Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925
1. Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc
+ 1919, Phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá
+ 1923, Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo ở Nam kỳ của tư bản Pháp
+ 1923, Thành lập Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh đòi tự do, dân chủ
2. Phong trào của tiểu tư sản trí thức:
Sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ:
+ Thành lập nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đàng Thanh Niên.
+ Ra một số tờ báo như Chuông Rè, An Nam trẻ, Người nhà quê để đấu tranh đòi tự do dân chủ.
+ Thành lập nhà xuất bản như Nam đồng thư xã, Cường học thư xã… phát hành các loại sách báo tiến bộ
+ Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và đám tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
3. Hoạt động của công nhân:
Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều hơn, tuy nhiên còn lẻ tẻ và tự phát
+ Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập Công hội đỏ (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
+ Tháng 8/1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Son đã bãi công phản đối Pháp chở quân sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân TQ đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào Công nhân từ tự phát sáng tự giác.