Hành chính - Nhà nướcTin pháp luậtTin tức pháp luật nổi bật

Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 năm 2023

1. Thủ tục xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Đảng viên vi phạm thực hiện kiểm điểm trước chi bộ và tự nhận hình thức kỷ luật

Đảng viên vi phạm được cấp ủy hướng dẫn thực hiện Bản tự kiểm điểm

Hội nghị chi bộ thảo luận, góp ý và kết luận

Bước 2: Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.

Bước 3: Báo cáo Quyết định kỷ luật lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp.

Nếu Đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên.

Lưu ý: Điều 36 Quy định 30-QĐ/TW 2016, được hướng dẫn bởi Điều 36 Hướng dẫn 01-HD/UBKTTW năm 2016 quy định Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm: Trường hợp đảng viên nông thôn, không tham gia cấp ủy, chỉ sinh hoạt bình thường ở chi bộ thôn. Khi sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Khi đó, Chi bộ thôn sẽ quyết định khiển trách đảng viên trong chi bộ.

Bước 4: Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm

Lưu ý:

– Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định;

– Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.

2. Các trường hợp đảng viên sinh con thứ ba không bị xử lý kỷ luật

Điều 27 Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW hướng dẫn thực hiện một số điều trong quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15.11.2017 của Bộ Chính trị quy định các trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm:

– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

* Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.

Như vậy, những trường hợp nêu trên mà sinh con thứ 3 sẽ không bị xem xét, xử lý kỷ luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *