So sánh công ty cổ phần và công ty TNHH
Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Giữa hai loại hình doanh nghiệp này có nhiều điểm giống nhau và khác nhau như sau:
ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TNHH
Theo những nội dung nêu trên, có thể thấy, công ty cổ phần và công ty TNHH có một số điểm giống nhau, như:
– Tất cả thành viên/cổ đông trong công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
– Đều có tư cách pháp nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
– Thành viên/cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
– Có thể huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu.
ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TNHH
(i) Về số lượng thành viên:
– Công ty TNHH có số lượng thành viên không vượt quá 50 thành viên (Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có 01 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có từ 2 – 50 thành viên).
– Công ty cổ phần có số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
(ii) Về vốn điều lệ:
– Công ty TNHH: Vốn điều lệ được chia theo tỷ lệ % góp vốn của thành viên.
– Công ty cổ phần: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần của công ty cổ phần gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi (gồm ưu đãi cổ tức; ưu đãi hoàn lại; ưu đãi biểu quyết và các loại ưu đãi khác).
(iii) Về khả năng huy động vốn:
– Công ty TNHH: Không được quyền phát hành cổ phiếu. Công ty tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
– Công ty cổ phần: Cổ thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
(iv) Về chuyển nhượng vốn:
– Công ty TNHH: Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên trong công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
Khi chuyển nhượng vốn, thành viên công ty TNHH không phải đóng thuế TNCN.
– Công ty cổ phần: Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần. Nhưng quyền chuyển nhượng của cổ đông bị hạn chế trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty thành lập.
Cụ thể, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng nếu muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông.
Khi chuyển nhượng vốn, cổ đông của công ty cổ phần phải đóng thuế TNCN.
(v) Về cơ cấu tổ chức:
– Công ty TNHH: Có 2 hình thức tổ chức là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên.
– Công ty cổ phần: Có thể lựa chọn tổ chức theo 01 trong 2 mô hình là:
+ Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và giám đốc hoặc tổng giám đốc;
+ Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, soát và giám đốc hoặc tổng giám đốc.