0Bình luận

So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930 và Luận cương chính trị 10/1930

1. GIỐNG NHAU

– Cả Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị đều:

+ Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin đề ra đường lối cách mạng vô sản.

+ Xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước mắt. Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng, bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa. Tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản.

– Xác định nhiệm vụ là chống đế quốc và chống phong kiến. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau.

– Xác định lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân, thông qua chính Đảng tiên phong.

– Khăng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít. Có quan hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng thế giới.

2. KHÁC NHAU

(i) Người soạn thảo

– Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930: Nguyễn Ái Quốc.

– Luận cương chính trị 10/1930: Trần Phú.

(ii) Đảng lãnh đạo

– Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930:  Đảng Cộng sản Việt Nam

– Luận cương chính trị 10/1930:  Đảng Cộng sản Đông Dương

(iii) Phạm vi cách mạng

– Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930: Việt Nam

– Luận cương chính trị 10/1930: Khu vực Đông Dương

(iv) Nội dung cách mạng

– Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

– Luận cương chính trị 10/1930: Cách mạng tư sản dân quyền, phát triển bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa

(v) Tiến trình cách mạng

– Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930: Đánh đổ Pháp rồi mới đánh đổ phong kiến, tay sai

– Luận cương chính trị 10/1930: Lật đổ phong kiến và tay sai, sau đó mới đánh đuổi giặc Pháp

(vi) Mâu thuẫn chủ yếu

– Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930: Mâu thuẫn dân tộc

– Luận cương chính trị 10/1930: Mâu thuẫn giai cấp phong kiến

(vii) Nhiệm vụ chủ yếu

– Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930: Chống đế quốc và tay sai, giành lại độc lập dân tộc

– Luận cương chính trị 10/1930: Chống phong kiến dành ruộng đất cho dân cày

(viii) Lực lượng cách mạng

– Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930: Chủ yếu là công nhân, nông dân, trí thức; lôi kéo, lợi dụng phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản

– Luận cương chính trị 10/1930: Giai cấp công nhân, nông dân.

Ý kiến